Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Thể loại: Thuyết minh.

- Nội dung thuyết minh: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Mở bài:

Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.

b. Thân bài:

- Nguồn gốc, đặc điểm:

+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

+ Động vật thuộc lớp thú, lông màu xám, xám đen; thân hình to, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm...

+ Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con...

- Con trâu trong đời sống vật chất:

+ Là tài sản lớn của người nông dân (“Con trâu là đầu cơ nghiệp”): kéo xe, cày, bừa…

+ Là công cụ lao động quan trọng…

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mỹ nghệ.

- Con trâu trong đời sống tinh thần:

+ Gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.

+ Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

c. Kết bài:

Tình cảm của người nông dân đối với con trâu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Con trâu trong nghề làm ruộng: Trâu cày bừa, kéo xe, chở lúa, trục lúa, Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng,... (cần giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó, vận dụng tri thức về sức kéo - sức cày ở bài thuyết minh về con trâu).

- Con trâu trong một số lễ hội: có thể giới thiệu lễ hội “Chọi trâu” (Đồ Sơn - Hải Phòng), lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. (Tả lại cảnh trẻ ngồi ung dung tren lưng trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng, nơi triền sông…).

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có thể tham khảo một đoạn văn sau:

Con trâu trong việc làm ruộng

Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Từ đó đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người. Từ sáng sớm tinh mơ, trâu đã cùng người nông dân ra đồng làm việc:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà kể công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Đến mùa gặt, trâu lại chăm chỉ trở lúa về chất đầy kho. Khi hoàn thành xong công việc, chú trâu đưa lưỡi liềm từng nạm cỏ tươi non rồi nhai sồn sột ngon lành rồi đùa vui với mấy chú cò trắng trên lưng. Bỗng thích thú, chú trâu bất chợt kêu to lên một tiếng, vẻ khoan khoái lắm. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó.

Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

1, - Đề bài yêu cầu thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam

Đề bài này cần trình bày về vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam

+ Con trâu mang lại sức kéo cho lao động

+ Con trâu là tài sản lớn nhất

+ Con trâu đối với tuổi thơ

+ Con trâu trong các lễ hội

2, Có thể sử dụng ý sau:

- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày... 3-5 km

Luyện tập

Câu 1 (trang 29 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.

- Ngày ngày, cứ mỗi lần ra đồng, người nông dân thường dắt trâu bên cạnh. Trâu sớm hôm gắn bó với người không khi nào ngơi nghỉ. Hình ảnh con trâu chậm rãi, khoan thai bước đi bên người bất kể nắng mưa gợi nhắc sự thân thuộc, gần gũi giữa trâu với người.

- Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, cày ruộng mà trâu còn là một trong những nhân vật chính trong Lễ hội chọ trâu ở Đồ Sơn.

- Không một đứa trẻ nào sinh ra ở làng quê Việt Nam mà chưa từng theo đuôi trâu ra đồng. Thi thoảng, chúng còn cưỡi trên lưng trâu thong dong trên khắp đồng cỏ, ngân nga những khúc sáo ru rương

Câu 2 (trang 29 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm.

"Dù ai buôn bán trăm bề

Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu"

Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi đấu hai con trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung quanh mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sôi nổi và hào hứng. Con trâu chiến thắng là con trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la hét om sòm, không khí chọi trâu thật vui vẻ.