Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - trang 176 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - trang 176 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (siêu ngắn)

Kiến thức cơ bản

- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 176 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tìm hiểu đoạn văn trong SGK.

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Ba câu đầu đoạn trích là cuộc đối thoại giữa những người phụ nữ tản cư

- Tham gia câu chuyện có: ít nhất 2 người

- Dấu hiệu cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện vì:

+ Nội dung: họ cùng bàn về tinh thần, thái độ của người làng Chợ Dầu trước cuộc càn của địch.

+ Hình thức: có hai gạch đầu dòng dẫn lời nhân vật, thể hiện có sự trao đổi qua lại.

b.

- Câu “hà, nắng gớm, về nào” của ông Hai không phải là câu đối thoại mà chỉ là một câu nói bâng quơ không hướng đến ai.

- Vì câu nói này chỉ để ông Hai lảng tránh câu chuyện của những người phụ nữ tản cư.

- Trong đoạn trích có câu độc thoại như thế “Chúng bay.... nhục nhã thế này”.

c. Đó là những câu ông Hai tự hỏi chính mình. Đó là các câu độc thoại nội tâm vì trước những câu này không có gạch đầu dòng.

d. Tác dụng: Các hình thức đối thoại tạo không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu theo giặc.

→ Giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 178 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai.

- Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp.

+ Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp.

+ Câu hỏi thứ hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại “Gì? ”

+ Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn “Biết rồi”.

⇒ Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.

Câu 2 (trang 179 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Đoạn văn tham khảo:

Trái đất vẫn không ngừng chuyển động, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như thường ngày, thời gian cũng trôi qua một cách nhanh chóng không chờ đợi ai và cái tuổi thơ dấu yêu giờ đây đã là quá khứ. Mưa! Mưa rơi từng hạt, mưa mang cái lạnh giá đến và mang một nỗi khắc khoải chống chếnh khiến cho con người không thoát khỏi sự cô đơn. Hướng ánh mắt xa xăm nhìn vào một khoảng không gian vô định, ta nhìn lại năm tháng thời học trò. Sau 20 năm xa quê, giờ đây tôi đang đặt chân tại cổng trường của ngôi trường cấp 3 cũ. Có một bóng dáng quen thuộc xuất hiện đi tới hướng tôi. Có phải thầy Tuấn dạy Toán không nhỉ? Thôi đúng thầy rồi? Sao giờ đây Thầy lại nhiều tóc trắng quá vậy. Tôi lặng người nghĩ cũng 20 năm rồi. Thầy giáo dạy Toán của tôi hồi nào còn đẹp trai và phong độ nhất trường kia đâu rồi? Thời gian thật vô tình mà?

- Em chào thầy ạ! Thầy còn nhớ em không thầy?

- Tâm đúng không? Lớp trưởng lớp 12D đây à.

- Vâng, em đây ạ. (Tôi xúc động nghẹn ngào). Thầy khỏe không thầy?

- Thầy khỏe, nào vào đây nói chuyện và tham quan trường với thầy chứ nhỉ?

Thế rồi hai thầy cho cùng nhau ngồi ghế đá sân trường ôn lại những kỉ niệm ngày xưa.

Bản 2/ Soạn bài: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (siêu ngắn)

I, Tìm hiểu yếu tố độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 176 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn trích

Câu 2 (trang 177 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trả lời câu hỏi

a,

- Ba câu đầu đoạn trích là cuộc đối thoại giữa những người phụ nữ tản cư

- Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người

- Dấu hiệu cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện vì nó có 2 lượt lời, một người hỏi và một người trả lời

b, - Câu “hà, nắng gớm, về nào” của ông Hai là một câu nói bâng quơ không hướng đến ai

- Vì câu nói này chỉ để ông Hai lảng tránh câu chuyện của những người phụ nữ tản cư

- Trong đoạn trích có câu độc thoại như thế “Chúng bay.... nhục nhã thế này”

c, - Đó là những câu ông Hai tự hỏi chính mình

- Vì những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà nó chỉ nằm trong suy nghĩ của ông Hai

d, - Tác dụng: Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra. Thể hiện thái độ yêu ghét của những người phụ nữ tản cư.

- Các câu độc thoại và độc thoại nội tâm giúp cho người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lí tinh tế, nhạy cảm của nhân vật ông Hai: tự trọng, tự tôn, nhạy cảm, dễ xúc động

Luyện tập

Câu 1 (trang 178 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Ông Hai bỏ lượt phải đáp bà Hai ở lần 1: Thể hiện tâm trạng chán chường không muốn nói đến cái chuyện ấy của ông Hai

- Lượt lời thứ 2 và 3 ông Hai đều trả lời cộc lốc: thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông Hai

Câu 2 (trang 178 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:

- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!

- Ừ.

Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!