Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự - Ngữ văn 9 tập 1
I. Dàn ý
Mở bài:
- Nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư.
- Lời chào gửi đầu thư.
- Lí do viết thư.
Thân bài:
- Hỏi thăm sức khỏe và công việc của bạn
- Giới thiệu về hoàn cảnh và công việc hiện tại của bản thân.
- Giới thiệu lí do về lại trường: Trong chuyên công tác, về thăm trường nhân ngày 20/11,... đi một mình hay đi với ai?
- Miêu tả không gian ngày hè: nắng vàng, gió nhẹ, bầu trời cao, xanh trong, mây trắng,...
- Giới thiệu tên trường.
- Miêu tả con đường đến trường.
- Miêu tả phòng học, sân trường, khu nhà để xe, hàng cây, bàn ghế, cổng trường... thay đổi ra sao?
- Gặp lại thầy cô giáo cũ, trò chuyện và ôn lại kỉ niệm xưa, cảm xúc sau buổi trò chuyện...
- Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô (những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)
- Cảm xúc: bâng khuâng, xao xuyến, háo hức, hồi hộp, xúc động, buồn,..
- Cảm nhận của em về sự thay đổi của trường qua 20 năm: ngạc nhiên, vui thích,...
Kết bài:
Chúc bạn thành công trong công việc và nêu cảm nghĩ của bản thân sau 20 năm về thăm trường.
Ký tên
II. Bài văn mẫu
ĐỀ 2: Trong giấc một giấc mơ, em được gặp lại người thân xa cách đã lâu. Hãy kể lại giấc mơ đó.I. Dàn ý
Mở bài:
Giới thiệu giấc mơ và người thân lâu ngày xa cách gặp lại trong giấc mơ:
- Em đi vào giấc mơ như thế nào? Thời gian mơ (buổi tối, ban trưa)?
- Em gặp lại người thân là ai? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?
Thân bài:
- Khung cảnh trong mơ: huyền ảo, chân thực, nơi xa lạ hay nơi thân quen?
- Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân?
- Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào: diện mạo, hình dáng, y phục, cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói...
- Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (ngoại hình và tính cách).
- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.
- Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc)
- Người thân của em có dặn dò em những gì không?
- Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào?
Kết bài
Cảm xúc của em ra sao, khi có giấc mơ này?
II. Bài văn mẫu
ĐỀ 3: Em hãy kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh nhỏ.I. Dàn ý
Mở bài:
Giới thiệu trận đánh ác liệt ấy: Trận đánh Hà Hồi - Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung.
Thân bài
- Giới thiệu về đồn Hà Hồi - Đống Đa.
- Kể khái quát về trận chiến đấu:
+ Trận đánh diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
+ Em đã được biết về trận chiến ấy sau khi đọc xong bài Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái.
- Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn:
+ Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm được thành Thăng Long.
+ Nghe tin, Nguyễn Huệ tức giận, lập tức lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đích thân xuất quân vào ngày 25 tháng Chạp năm 1788.
+ Ngày 29, nghĩa quân đến Nghệ An, Quang Trung cho mở cuộc duyệt binh lớn rồi tuyển thêm quân.
+ Ngày 30 Tết, Quang Trung cho quân ăn tết trước và hẹn ngày mồng 7 Tết mở tiệc mừng thắng lợi ở Thăng Long.
+ Mồng 3 Tết diệt đồn Hà Hồi. Trưa mồng 5, Quang Trung tiến quân giải phóng Thăng Long.
+ Quân giặc thảm bại, Tôn Sĩ Nghị khiếp vía trốn về nước. Lê Chiêu Thống sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, cùng nhau “oán giận chảy nước mắt”.
(kết hợp với miêu tả không khí chiến thắng, nét mặt, nụ cười của những người lính) và những hi sinh mất mát, không gian hoang tàn sau trận chiến, hình ảnh những tên lính còn sống sót…)
Kết bài
- Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử.
- Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau.
II. Bài văn mẫu
ĐỀ 4. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.I. Dàn ý
Mở bài
Giới thiệu về buổi đi thăm mộ người thân cùng bố, mẹ…
Thân bài:
* Kể, tả về sự chuẩn bị cho buổi đi thăm: Chuẩn bị lễ vật bao gồm: hoa, quả, rượu, hương, cuốc, xẻng,...
* Xuất phát: Thời gian đi là lúc nào, phương tiện đi lại là gì? Địa điểm đến? Quang cảnh trên đường đi, tâm trạng lúc đó?
* Khi đến thăm mộ:
- Miêu tả cụ thể quang cảnh xung quanh, cây cối, không gian,...
- Kể lại những việc làm trong buổi đi thăm mộ:
+ Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ: nhổ cỏ, trồng cây bên cạnh mộ,...
+ Bày các đồ cúng lễ (hoa quả, vàng hương…)
+ Thắp hương và làm lễ khấn vái (nói lên ước nguyện của gia đình, bản thân, như là tâm sự với người đã khuất…)
+ Bố, mẹ (hoặc anh, chị) đã kể lại những kỉ niệm gì về người thân đã khuất.
- Nỗi xúc động, thể hiện tình cảm của bản thân với người thân đã mất.
- Kết thúc buổi viếng thăm như thế nào? ( hóa vàng và tiền âm phủ, tưới rượu lên mộ, thắp hương cho những ngôi mộ xung quanh…)
Kết bài:
Suy nghĩ về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
II. Bài văn mẫu
Bản 2/ Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự (siêu ngắn)Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
1. Đầu thư:
- Thời gian, địa điểm viết thư.
- Lời chào gửi đầu thư.
- Lí do viết thư.
2. Nội dung bức thư:
- Hỏi thăm tình hình trong những năm qua của bạn (công việc, sức khỏe, gia đình)
- Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân (công việc, gia đình…)
- Kể lại tình huống về thăm trường:
+ Lí do về thăm trường cũ
+ Thời gian (mùa hè); đi một mình hay đi với ai?
+ Tâm trạng trước khi về thăm
- Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:
+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.
+ Sân trường, quang cảnh, lớp học, có gì thay đổi so với 20 năm trước
+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô (những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)
- Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai (thầy cô, bạn bè…)? Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ…)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?
- Cảm xúc của bản thân sau khi kết thúc buổi thăm trường
3. Cuối thư:
- Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
- Ký tên.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ.
2. Thân bài:
* Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ:
- Giấc mơ ấy diễn ra khi nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao lại có giấc mơ ấy?
- Trong giấc mơ ấy em đã gặp ai? Người này có sự xa cách về thời gian, không gian như thế nào?
- Bối cảnh của giấc mơ (không gian, thời gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ).
* Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
- Tâm trạng khi bắt đầu gặp
- Miêu tả người thân: khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, dáng điệu, lời nói, cử chỉ (thay đổi nhiều hay vẫn nguyên vẹn như trong tiềm thức của mình)
- Nội dung cuộc trò chuyện: hỏi thăm sức khỏe, công việc, gia đình, ôn lại kỉ niệm ngày xưa....
* Khi chợt tỉnh dậy:
- Nhận ra đó chỉ là giấc mơ.
- Những hình ảnh vẫn còn đọng lại, những chi tiết về giấc mơ in sâu vào tâm trí.
3. Kết bài:
- Cảm xúc của em về cuộc gặp gỡ ấy
- Mong rằng sẽ có cuộc hẹn thật sự trong tương lai
Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về trận chiến đấu hiển hách trong lịch sử mà em đã được học
2. Thân bài:
- Kể khái quát về trận chiến đấu: Diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
- Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn:
- Kể lại kết quả của trận chiến đấu:
- Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử.
3. Kết bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy và liên hệ bản thân
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về buổi đi thăm mộ người thân cùng bố, mẹ…
- Ấn tượng chung của bản thân về buổi đi thăm đó.
2. Thân bài:
* Chuẩn bị trước khi đi thăm mộ: Chuẩn bị mang những gì? Lúc nào xuất phát? Có những ai đi cùng? Đi để làm gì?
* Đến thăm mộ:
- Miêu tả cụ thể quang cảnh xung quanh.
- Kể lại những việc làm trong buổi đi thăm mộ:
+ Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ.
+ Bày các đồ cúng lễ (hoa quả, vàng hương…)
+ Thắp hương và làm lễ khấn vái (nói lên ước nguyện của gia đình, bản thân, như là tâm sự với người đã khuất…)
+ Bố, mẹ (hoặc anh, chị) đã kể lại những kỉ niệm gì về người thân đã khuất.
- Nỗi xúc động, thể hiện tình cảm của bản thân với người thân đã mất.
- Kết thúc buổi viếng thăm như thế nào?
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với người thân đã mất.
- Suy nghĩ về lần đi thăm đáng nhớ đó.
Bài trước: Soạn bài: Trau dồi vốn từ - trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán - trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1