Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (I) - trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
Bản 1 - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (I) (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
* Khái niệm từ đơn - từ phức
- Từ đơn: do một tiếng có nghĩa tạo thành (Ví dụ: hoa, quả).
- Từ phức: do 2 hay nhiều tiếng tạo thành (Vi dụ: hoa hồng. )
Từ phức gồm:
- Từ ghép: Ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
- Từ láy: Có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng gồm hai loại: láy bộ phận và láy vần.
Từ
- Từ đơn
- Từ phức:
+ Từ ghép: Chính phụ, Đẳng lập
+ Từ láy: láy hoàn toàn
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đem đẹp, nho nhỏ, xôm xốp.
- Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
Thành ngữ
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thành ngữ: là cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ được cấu tạo nên nó. Nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ - so sánh
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Tổ hợp là thành ngữ:
+ Đánh trống bỏ dùi: thái độ làm việc dở dang, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.
+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót giả dối nhằm che dấu tội lỗi.
- Tổ hợp là tục ngữ:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Nghĩa là gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu cái tốt, cái hay mà tiến bộ.
+ Chó treo mèo đậy: Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục lọi. => ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật |
Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật |
+ Cá chậu chim lồng: ví tình cảnh bị giam giữ, bó buộc, tù túng, mất tự do. + Ếch ngồi đáy giếng: những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ. → Đặt câu: + Từ ngày lấy chồng, chị ấy sống cảnh cá chậu chim lồng. + Ông ta chỉ huênh hoang thế thôi chứ thực ra chỉ là ếch ngồi đáy giếng. |
+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng. + Cây cao bóng cả: người có thế lực, có uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác. → Đặt câu: + Yêu cầu ông ấy phát biểu đúng năm phút, đừng để ông ta dây cà ra dây muống, sốt ruột lắm. + Bác là cây cao bóng cả, nhờ bác nói một tiếng với bà con. |
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
+ Tự ta, ta phải lo âu
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa.
(Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc)
Nghĩa của từ
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
* Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Mô tả sự vật, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cách giải nghĩa của (a) là đúng
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cách giải nghĩa câu (b) đúng vì dùng các tính từ (rộng lượng), ngữ tính từ (dễ tha thứ) để giải thích tính từ độ lượng. Còn giải thích ở (a) dùng ngữ danh từ (đức tính rộng lượng) thì không phù hợp.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên.
Ví dụ: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre, mắt ổi
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là quá trình mở rộng của từ:
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ “hoa” trong “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Nhưng không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nghĩa mới vì nghĩa này của từ “hoa” chỉ xuất hiện tạm thời trong văn cảnh cụ thể, chưa có tính ổn định.
Từ đồng âm
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Khác hiện tượng từ nhiều nghĩa: là nói một chữ có thể dùng để diễn tả nhiều ý (2 nghĩa trở lên).
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ “lá” trong “Khi chiếc lá xa cành – Lá không còn màu xanh... ” và “công viên là lá phổi của thành phố” là hiện tượng chuyển nghĩa. Hai từ “lá” đầu là nghĩa gốc, từ “lá” thứ ba là nghĩa chuyển.
Từ đồng nghĩa
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn, không thể thay thế.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” vì từ “xuân” đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ “xuân” cho thấy tinh thần lạc quan, tươi trẻ và đầy sức sống.
Từ trái nghĩa
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Các cặp từ trái nghĩa:
- Cùng nhóm với sống – chết: chiến tranh – hòa bình, đực - cái → thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
- Cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo → các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Nghĩa của một từ có thể hẹp hay rộng hơn nghĩa của từ khác gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ. Một từ được coi là:
- Có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trường từ vựng
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Các từ cùng trường từ vựng: Tắm và bể → tăng tính biểu cảm, tăng sức tố cáo.
Bản 2 - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (I) (siêu ngắn)
I. Từ đơn và từ phức
Câu 1 (trang 122 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn
- Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm thanh
Câu 2 (trang 122 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Câu 3 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đem đẹp, nho nhỏ…
- Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh …
II. Thành ngữ
Câu 1 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
Câu 2 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Tổ hợp là thành ngữ là:
+ Đánh trông bỏ dùi: là làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lai muốn cái khác hơn.
+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót, thông cảm giả tạo nhằm đánh lừa người khác.
- Tổ hợp là tục ngữ là:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tối thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ.
+ Chó treo mèo đậy: Nêu cách chống chó mèo ăn vụng thức ăn. Nghĩa là với chó thì phải treo (chó không biết trèo như mèo), còn mèo thì phải đậy lại (mèo yếu hơn chó, nếu dùng vật nặng chẹn lên thì mèo không cậy được)
Câu 3 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Nuôi ong tay áo: giúp đỡ, che chở một kẻ sau sẽ phản bội mình.
+ Thẳng ruột ngựa: nghĩ thế nào nói thế, không giấu giếm, nể nang.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.
+ Cưỡi ngựa xem hoa: làm qua loa.
- Đặt câu:
+ Nó trông thế thôi, chứ tính thẳng như ruột ngựa ấy mà.
+ Cậu phải nói ngắn gọn lại, chứ dây cà ra dây muống thế này không được.
+ Tôi muốn các bạn làm việc thật chăm chỉ và có trách nhiệm, không phải kiểu cưỡi ngựa xem hoa cho xong việc.
Câu 4 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
"Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. "
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
“Đúng là kẻ cắp gặp bà già” (Lao xao, NV 6 tập 2)
III. Nghĩa của từ
Câu 1 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
Câu 2 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Cách hiểu (a) đúng.
- Cách hiểu (b) không đúng vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác với nghĩa của từ bố ở nét nghĩa "người phụ nữ".
- Cách hiểu (c) không đúng vì nghĩa của từ mẹ trong câu Thất bại là mẹ của thành công có sự thay đổi theo phương thức ẩn dụ.
- Cách hiểu (d) không đúng vì nghĩa của từ mẹ có nét nghĩa chung với nghĩa của từ bà là "người phụ nữ".
Câu 3 (trang 123 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- (a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ (độ lượng).
- (b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1 (trang 124 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Câu 2 (trang 124 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Từ "hoa" trong "lệ hoa" được dùng theo nghĩa chuyển.
V. Từ đồng âm
Câu 1 (trang 124 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Câu 2 (trang 124 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
- b. Có hiện tượng đồng âm. Hai từ đường có vỏ có ngữ âm giống nhau. Bởi vì nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
VI. Từ đồng nghĩa
Câu 1 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)
Câu 2 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, còn lại không thể thay thế vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.
Câu 3 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Từ "xuân" có thể thay thế từ "tuổi" ở đây vì từ "xuân" đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ "xuân" cho từ "tuổi" cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ)
VII. Từ trái nghĩa
Câu 1 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3 (trang 125 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết: chiến tranh – hòa bình, đực – cái. Các cặp trái nghĩa này thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
- Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo. Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
IX. Trường từ vựng
Câu 1 (trang 126 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 126 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý câu "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu" có từ "tắm" và "bể" cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm cho câu văn, do đó sức tố cáo thực dân Pháp mạnh hơn.
Bài trước: Soạn bài: Chương trình địa phương (phần văn) - trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Đồng chí - Chính Hữu (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)