Soạn bài: Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ (trang 180 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
Nội dung bài học
Để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ấy qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và các nhân vật có tính cách rõ nét.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 180 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Học sinh tự đọc.
Câu 2 (trang 180 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa 2 tuyến:
Hoàng Việt (giám đốc) và Sơn (kĩ sư). Phòng tổ chức lao động, tài vụ (biên chế, tiền lương) quản đốc phân xưởng (hiệu quả tổ chức). |
Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm Bảo thủ, máy móc |
- Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta: Cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.
Câu 3 (trang 180 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Tình huống: Trước tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi, đòi hỏi có sự thay đổi phương thức quản lí và củng cộ lại bộ máy hoạt động xí nghiệp. Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn và kíp trưởng Thanh quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới. Thế nhưng sự thay đổi này vấp phải sự phản đối của cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính. Sự phản ứng gay gắt của Nguyễn Chính làm cho tình huống kịch thêm căng thẳng và gay gắt.
- Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ đến đỉnh điểm, quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, máy móc.
Câu 4 (trang 180 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Tính cách của các nhân vật:
- Giám đốc Hoàng Việt: Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm, trung thực, thẳng thắn.
- Kĩ sư Lê Sơn: Kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé, nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu.
- Quản đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.
Câu 5 (trang 180 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Cuộc đấu tranh giữa 2 phái: đổi mới và bảo thủ
→ Phản ánh tính tất yếu và gay gắt những tình huống xung đột kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng.
Luyện tập
Tóm tắt:
Sau một năm về làm Giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định mới cơ chế quản lí, tổ chức hoạt động thay cho cơ chế bảo thủ, nguyên tắc lạc hậu. Nhưng ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận của cộng sự. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ.
Bản 2/ Soạn bài: Tôi và chúng ta (siêu ngắn)
Tại một cuộc họp, giám đốc mới của xí nghiệp là Hoàng Việt cho công bố “Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm mới của xí nghiệp”. Kế hoạch này lập tức bị một số người, trong đó có Phó giám đốc Nguyễn Chính phản đối, nhưng lại được các công nhân và kỹ sư ủng hộ.Soạn bài
Câu 1 (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Học sinh tự đọc.
Câu 2 (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Mâu thuẫn cơ bản: Một bên là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu một bên là tư tưởng đổi mới, tiến bộ
- Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta: Xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển chính vì vậy chúng ta không được đứng yên, hài lòng mà cần phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội có như thế đất nước mới phát triển.
Câu 3 (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Tình huống: Xí nghiệp Thắng Lợi liên tục ngưng trệ sản xuất, tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, giám đốc Hoàng Việt đã giải quyết tình trạng của xí nghiệp bằng cách đưa ra những cải cách táo bạo, hoàn toàn khác với những yêu cầu, quy định vè xí nghiệp của nhà nước lúc bây giờ. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuận trong xí nghiệp. Đặc biệt là mâu thuẫn với phe của pho giám đốc Chính
- Mâu thuẫn cơ bản: Giữa sự tiên tiến, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, máy móc.
Câu 4 (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tính cách của các nhân vật:
- Giám đốc Hoàng Việt: Người giám đốc có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, có tư tưởng tiến bộ, dám nghĩ dám làm, trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
- Kĩ sư Lê Sơn: Có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi nhưng còn nhút nhát
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ, nguyên tăc cứng nhắc, lạc hậu, xu nịnh cấp trên
- Quản đốc phân xưởng Trương: Thích tỏ ra quyền thế, lười làm, thích sự nhàn nhã nhưng lại muốn được hưởng lương cao.
Câu 5 (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Xu thế phát triển của kịch ngày càng căng thẳng, càng cho thấy những mâu thuẫn gay gắt. Nhưng cuối cùng vở kịch cũng kết thúc bằng sự thắng lợi của tư tưởng tiến bộ.
Luyện tập
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch:
Sau một năm làm giám đốc ở xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, nhằm nâng cao mức lao động và tiền công cho công nhân giảm số lượng công nhân lười nhác, ý lại. Những ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận và chia sẻ của mọi người. Nhưng không nhận được sự đồng tình của phó giám đốc Chính. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch.
Bài trước: Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn - trang 170 sgk Ngữ văn 9 Tập 2 Bài tiếp: Soạn bài: Tổng kết phần văn học - trang 181 sgk Ngữ văn 9 Tập 2