Soạn bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2
Bản 1/ Soạn bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (siêu ngắn)
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
a. Văn bản bàn về một hiện tượng thường thấy ở trong đời sống: bệnh lề mề.
- Biểu hiện: đi họp chậm trễ, không đúng giờ quy định, có khi trễ cả tiếng đồng hồ, coi thường giờ giấc.
- Tác giả đã quan tâm vấn đề một cách sâu sắc.
b. Tác giả đã nêu ra hai nguyên nhân của căn bệnh lề mề ở một số người:
- Do thiếu tự trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Do thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.
- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.
c. Tác hại của bệnh lề mề:
- Công việc bị gián đoạn, trì trệ, ảnh hưởng xấu đến tập thể.
- Lãng phí thời gian.
- Tạo thói quen xấu.
d. Bố cục bài viết mạch lạc, chặt chẽ: Nêu hiện tượng -> Nêu nguyên nhân -> tác hại -> Đề xuất biện pháp.
Luyện tập
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Các hiện tượng đáng biểu dương như:
- Ham đọc sách.
- Trung thực trong học tập.
- Tôn trọng luật lệ giao thông khi đi đường.
- Lễ phép, nói năng lịch sự.
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Hiện tượng mà Giáo sư Nguyễn Khắc Viện đã thống kê hoàn toàn có thể viết được thành một bài nghị luận. Vì nội dung sẽ có đủ các phần: thực trạng, tác hại, nguyên nhân, biện pháp, hậu quả của hiện tượng.
Bản 2/ Soạn bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (siêu ngắn)
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a.
- Trong văn bản, tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề, không coi trọng giờ giấc.
- Biểu hiện: Trễ giờ các cuộc họp, hội thảo. Luôn đến muộn trong những công việc chung.
- Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng lề mề bằng cách đưa ra các biểu hiện, nguyên nhân, tác hại cảu bệnh.
b. Các nguyên nhân của bệnh lề mề:
- Thiếu trách nhiệm, ích kỉ, vô trách nhiệm với việc chung.
- Do ý thức thiếu tôn trọng người khác, không có lòng tự trọng.
c. Tác hại của bệnh lề mề:
- Trở thành thói quen kém văn hóa, tạo nên tính ích kỉ.
- Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian của người khác.
- Làm cho công việc trì trệ, không bàn bạc được một cách có đầu có đuôi, gây ra tập quán xấu...
Người viết tỏ thái độ phê phán với hiện tượng này như một thứ bệnh.
d. Bố cục bài viết ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ và thuyết phục: Nêu khái quát → triển khai phân tích cụ thể từ biểu hiện, nguyên nhaan, hậu quả → Đưa ra kết luận.
II, Luyện tập
Câu 1 (trang 21 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương có thể viết thành bài nghị luận:
- Trung thực trong học tập
- Chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường
- Tình bạn đẹp, trong sáng.
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ
- Trả lại của rơi cho người đánh mất
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
- Giúp bạn học tập tốt
Câu21 (trang 21 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Vấn đề hút thuốc lá và những triệu chứng khi hút thuốc ở thanh niên Việt Nam là một vấn đề, một hiện tượng xã hội, đáng để viết thành bài văn nghị luận, vì:
- Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút đến sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống
- Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
- Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút, gia đình
Bài trước: Soạn bài: Các thành phần biệt lập - trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2 Bài tiếp: Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2