Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
a.- Những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng còn nọ bụi hồng dặm kia
- Những câu thơ miêu tả tâm trạng:
+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
- Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa miêu tả tâm trạng Thúy Kiều:
+ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm
....Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
b.
- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa xăm tạo ra sự mênh mang, đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều đến nỗi nàng phải lấy trăng, lấy núi để ở chung. Những câu thơ tả cảnh, nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình cảnh buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết đi đâu về đâu trước một tương lai mịt mờ.
c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Luyện tập
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
- Miêu tả nội tâm Kiều:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
- Đoạn văn xuôi cần đảm bảo được các chi tiết:
Mã Giám Sinh được bà mối đưa vào nhà. Ngoại hình thì mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Quan hệ thầy tớ láo nháo. Vào nhà, Mã ngồi tót sỗ sàng. Khi mối đưa Kiều ra, tâm trạng nàng rất đau đớn, tủi hổ. Cuộc cân đong của Mã và sự cò kè ngã giá khiến Thúy Kiều như một món hàng hóa.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân báo oán.
Đoạn văn tham khảo
May mắn được Từ Hải cứu, tôi có cơ hội báo ân báo oán. Tôi không ngờ cuộc đời của mình lại có được ngày hôm nay. Đầu tiên tôi mời Thúc Sinh đến để báo ân. Thúc Sinh bước ra với vẻ khiếp sợ, mặt xanh như chàm đổ toàn thân run bắn. Tôi cho người mang lễ gồm: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân tỏ lòng biết ơn. Nhưng còn vợ chàng – Hoạn Thư là một người quỷ quái, tinh ma. Nhớ cảnh làm hoa nô, tôi mở giọng mỉa mai “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”. Lúc này tôi có quyền quyết định xử tội Hoạn Thư ra sao, vì vậy cô ta “hồn lạc phách xiêu”. Cô ta dập đầu dưới trướng kêu ca dãi bày rằng: cô ta là phận đàn bà, việc ghen tuông cũng là lẽ thường tình. Cô ta không truy đuổi khi tôi bỏ trốn. Cô ta cũng cũng xin nhận mọi tội lỗi gây ra và xin tôi tha mạng. Nghe những lời giãi bày của cô ta, tôi phân vân giữa thù và nhân nghĩa. Cuối cùng tôi quyết định tha cho cô ta.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Gợi ý:
- Lỗi lầm ấy là gì?
- Nguyên nhân gây ra lỗi lầm.
- Tâm trạng của em ra sao: bứt rứt, lo lắng, sợ hãi.
- Lời thú tội với bạn.
- Rút ra bài học?
Bản 2/ Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
a,
- Những câu thơ tả cảnh:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.... Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”,
“Buồn trông cửa bể chiều hôm... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
- Những câu thơ tả tâm trạng:
“Bên trời góc bể bơ vơ... Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
b, Những câu thơ tả cảnh có tác dụng trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ. Tả cảnh để ngụ tình.
c, Miêu tả nội tâm có tác dụng làm cho những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật được hiện lên, nhờ đó mà người đọc có thể hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật. Từ đó làm cho văn bản trở nên đậm chất trữ tình, giàu cảm xúc, chạm đến tâm tư của người đọc.
Câu 2 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tác giả Nam Cao khi miêu tả Lão Hạc tập trung vào những hành động cử chỉ của lão để làm nổi bật nên tâm trạng xót xa, ăn nan, hối hận của mình khi bán cậu Vàng. Lão giống như một đứa trẻ khi phải rời xa người mà mình yêu mến nhất.
Luyện tập
Câu 1 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Gần đây có một mụ mối muốn ngỏ ý viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Có người vào vấn danh, ăn nói cộc lốc. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, xưng là học trò trường Quốc Tự Giám, quê ở huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt. Lúc đi gặp Kiều thì áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi tưởng rằng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn dắt theo một bọn đầy tớ lộn xộn, ồn ào. Lúc bước vào lầu, mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sàng trông giống một tên vô học. Mã ta thúc giục Kiều ra xem mặt. Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều cảm thấy như da mặt dày hơn đầy nỗi nhục nhã, cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ. Kiều càng thấy khó chịu và buồn hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã. Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay, thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trông ủ rũ, buồn rười rượi. Đến đây, Mã Giám Sinh đích thị trở thành con buôn chính hiệu, hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng để tên họ Mã trao đổi chỉ ngoài 400.
Câu 2 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống nhơ bẩn chốn lầu xanh, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.
Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi".
Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng với bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm, lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là làm điều phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.
Câu 3 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Tôi và Lan học chung với nhau hồi năm ngoái. 2 chúng tôi được giáo viên chủ nhiệm xếp cho ngồi cạnh bên nhau. Cả 2 chúng tôi chơi với nhau cũng khá hợp nhau về tính tình. Một ngày nọ, tôi phát hiện số tiền mà mẹ cho để đóng tiền cho cô chủ nhiệm đã không cánh mà bay. Tôi lo sợ, tôi không biết mình đã làm mất khi nào nữa. Và rồi tôi nghi ngờ Lan cũng chỉ bởi vì Lan ngồi cạnh bên tôi. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt, tôi không nói chuyện với nhau trong suốt buổi học hôm đó. Tôi biết rằng Lan cũng biết được điều mà tôi đang suy nghĩ trong đầu, Lan định nói với tôi điều gì đó, thế nhưng tôi không cho Lan cơ hội để giải thích. Sau buổi học, tôi về nhà và nhận ra rằng mình đã để số tiền đó trong hộc tủ bàn học mà quên đem theo. Lúc đó tôi giận bản thân mình lắm! Tôi tự hỏi: "Tại sao mình lại có thể nghi ngờ Lan chứ? Mình có làm cho Lan bị tổn thương hay không? Liệu Lan có giận mình không? " Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, tôi không dám đi đến trường. Tôi không biết là mình làm sao để đối mặt với Lan nữa. Và rồi tôi quyết định sẽ xin lỗi Lan. Mẹ chở tôi đến trường, tôi và Lan gặp nhau ở cổng trường. Tôi xấu hổ bước đến bên Lan và nói: "Lan, cho mình xin lỗi chuyện ngày hôm qua nhé! ". Lan mỉm cười nhìn tôi rồi nói: "Không sao đâu. Chuyện hôm qua mình quên rồi". Trái với những suy nghĩ trong đầu của tôi: "Chắc Lan sẽ giận mình lắm! " Thế nhưng không. Lan tỏ ra vui vẻ và đã tha thứ cho tôi. Vậy mà tôi thấy giận bản thân mình lắm. Kể từ đó, tôi luôn dặn mình phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm 1 việc gì đó để không vướng phải sai lầm như lần đó nữa.
Bài trước: Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn - trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1