Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Mây và sóng - Tago (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Soạn bài: Mây và sóng - Tago (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Bố cục của bài

- Phần 1 (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em tưởng tượng ra.

- Phần 2 (còn lại): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của sóng và trò chơi do em tự sáng tạo ra.

Nội dung bài học

Với hình thức đối ngoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta – go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:

a.

- Ban đầu thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối

- Những trò chơi em bé do sáng tạo ra

Điểm khác nhau:

- Lời rủ rê mỗi lần một hấp dẫn hơn:

- Tình cảm của em bé đối với mẹ.

b. Nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Dòng thơ “Con hỏi: ... ” nằm ở dòng thơ thứ ba của mỗi phần, sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn.

- Lí do em bé chưa từ chối ngay lời mời: em tò mò muốn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du. Thế nhưng với tình yêu thương mẹ, em đã từ chối lời mời của những người “trên mây” và “trong sóng”.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Sự giống và khác nhau giữa các cuộc chơi "trên mây" và "trong sóng"

* Giống nhau: sự khoáng đạt, mênh mông, bao la đi đến tận cùng mọi nơi

* Khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con

- Ý nghĩa:

+ Trí tưởng tượng thông minh của em bé trong trò chơi sáng tạo.

+ Ước muốn được hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng con người.

+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đặc sắc nghệ thuật bài thơ trong xây dựng hình ảnh thiên nhiên:

- Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng - gợi tả - tưởng tượng phong phú.

- Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời... vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào”: lòng mẹ luôn rộng lớn mênh mông để bao bọc con → ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi lên những suy ngẫm:

- Trong cuộc sống vẫn thường gặp sự cám dỗ, quyến rũ - muốn khước từ chúng phải có những điểm tựa vững chắc và tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.

- Hạnh phúc không xa xôi bí ẩn, nó ở quanh ta, do chúng ta tạo nên.

Bản 2/ Soạn bài: Mây và sóng (siêu ngắn)

Soạn bài

Câu 1 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

a. Giữa hai phần của bài thơ có sự giống và khác nhau, cụ thể:

- Giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê của mây và sóng, lời từ chối của em bé và trò chơi của em bé với mẹ

- Khác nhau:

+ Đối tượng: mây – sóng.

+ Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

+ Không gian: trên trời – dưới biển.

→ Tác dụng: Tạo sự trùng điệp, tiếp nối, không gian trở nên rộng lớn hơn, tình cảm của em bé dành cho mẹ từ đó mà bao la hơn bao giờ hết

b. Nếu như không có phần thứ hai thì bài thơ trở nên mất đi nhịp điệu, sự hô ứng cũng như thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 2 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Dòng thơ “Con hỏi: ... ” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng.

- Em bé chưa từ chối ngay vì em bé còn tò mò, còn ham chơi, còn băn khoăn. Nhưng khi biết được cuộc chơi của mình không có mẹ thì em bé liền từ chối ngay.

Câu 3 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng”: đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, vui đùa với thiên nhiên rực rỡ sắc màu, đó là những trò chơi vô cùng thú vị

- Cuộc vui chơi của em bé với mẹ: Mẹ trở thành trăng, thành bến bờ kì lạ, trở thành người bạn thiên nhiên của em bé. Cuộc vui cũng diễn ra từ sáng cho đến chiều muộn, trong sự quấn quýt và tình yêu thương của mẹ.

→ Qua đó ta thấy được tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.

Câu 4 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, gắn bó: Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời... Đó là những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ, với thế giới cổ tích. Những hình ảnh đó còn ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ, sự cám dỗ xung quanh cuộc sống.

Câu 5 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào”: Câu thơ cho thấy sự rộng lớn bao la của tình mẹ. Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời => Tình cảm mẹ con là thiêng liêng và bất tử.

Câu 6 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi suy ngẫm:

- Tình mẫu tử thiêng liêng có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn quyến rũ nhất thời. Nó là điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống

- Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên trần thế này, trong mái nhà thân yêu này. Chính con người tạo ra thiên đường trên mặt đất, tự mình làm ra hạnh phúc của chính mình

- Sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh cho sự sáng tạo.