Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ văn 9
Bản 1/ Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (siêu ngắn)
Gợi ý
Lập dàn ý chi tiết
Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm đoạn trích Chiếc lược ngà.
Thân bài
Triển khai các luận điểm.
- Luận điểm 1: Giới thiệu tác phẩm.
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Chiếu lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sang viết năm 1966 trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước rất gay go của dân tộc ta. Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba - bạn thân anh Sáu.
+ Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
+ Tóm tắt cốt truyện.
- Luận điểm 2: Tình cảm cha con sâu nặng.
+ Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách.
Dẫn chứng: Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha.
+ Luận cứ 2: Ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện một cách tập trung nhất, sâu sắc nhất.
Dẫn chứng: Tâm trạng của ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình ông làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông trước lúc hy sinh, …
+ Luận cứ 3: Hành trình của cây lược sau khi ông Sáu hy sinh.
Luận điểm 3: Nghệ thuật kể chuyện:
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.
+ Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà sau tám năm xa cách.
+ Biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay:
Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc.
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu (bây giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm) trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp: Truyện được kể qua lời của một nhân vật trong tác phẩm: Ông Ba - người bạn thân thiết của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bày tỏ sự thông cảm chia sẻ.
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lý, tinh tế.
- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.
- Kể xen miêu tả. Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.
Kết bài
- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên hợp lý, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, sẻ chia, trân trọng.
Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (siêu ngắn)
Đề bài: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Dàn bài chi tiết:
I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (bởi em thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng thích về chiếc thẹo dài trên má của ba em.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài:
- “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
Bài trước: Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ văn 9 Bài tiếp: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 - Ngữ văn 9