Soạn bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm - trang 179 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
Bản 1/ Soạn bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 179 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tâm trạng của em sau khi gây ra một chuyện có lỗi đối với bạn
a. Mở bài:
Giới thiệu chuyện có lỗi với bạn: Đã gây cho bạn chuyện gì không hay? Khi nào? ở đâu? Hậu quả ra sao?
b. Thân bài:
Trình bày các sự việc theo trình tự thời gian
+ Sau khi gây chuyện, tâm trạng của em như thế nào?
+ Ân hận, day dứt, khổ tâm nhưng khó nói lời xin lỗi. Giải thích vì sao có tâm trạng đó? (Có thể là: không đủ can đảm, phải hạ mình, cảm thấy xấu hổ, mất mặt)
+ Sau đó đã xử sự như thế nào?
c. Kết bài:
Tâm trạng của em sau khi gây chuyện có lỗi. Rút ra bài học.
Câu 2 (trang 179 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt.
Gợi ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp: Thời gian vào ngày nào, giờ nào, địa điểm?
b. Thân bài:
- Nội dung buổi sinh hoạt (giới thiệu khái quát).
- Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất?
- Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.
- Bình xét hạnh kiểm trong tháng, ý kiến của tổ bạn Nam phê bình Nam vì một vài lý do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm.
- Em đưa ra ý kiến bác bỏ, khẳng định Nam là người bạn tốt (để có sức thuyết phục em phải lập luận kể về lý do vì sao Nam lại sơ xuất trong công việc hay vi phạm kỷ luật. Có thể là không làm bài tập, đi học muộn vì phải giúp đỡ một bạn trong lớp hoặc trong trường có điều kiện, gia đình khó khăn éo le nên mới vô tình mắc khuyết điểm. Khẳng định Nam là người bạn tốt).
Lưu ý:
Có nhiều lý do chứng tỏ Nam là người bạn tốt (yêu cầu lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục thực sự) như:
- Kết quả học tập cao.
- Từ trước tới nay nghiêm túc, kỷ luật cao.
- Luôn giúp đỡ bạn một cách vô tư (âm thầm).
c. Kết bài:
Khẳng định Nam là người bạn tốt.
Câu 3 (trang 179 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đóng vai Trương Sinh, kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. (Từ đầu truyện đến “bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi! ”).
Gợi ý:
- Tôi vốn là con nhà hào phú, thấy Vũ Nương xinh đẹp lại thùy mị, nết na nên tôi xin mẹ mang trăm lạng vàng hỏi cưới nàng về làm vợ.
- Năm ấy có giặc Chiêm xâm lấn bờ cõi nên tôi bị xung vào đội quân của triều đình đi dẹp giặc trong khi vợ lại mang thai sắp đến kỳ sinh nở.
- Tôi đi khoảng mươi ngày thì Vũ Nương sinh và đặt tên con là Đản. Mẹ tôi già yếu, lại vì lo lắng thương nhớ tôi, sinh ra ốm đau liên miên rồi qua đời. Vũ Nương thay tôi lo ma chay chu đáo.
- Năm sau giặc tan, tôi trở về nhà không còn mẹ, lòng tôi đau xót vô cùng. Một tối, tôi nghe con nói có người đàn ông đêm nào cũng đến.
- Tôi ghen và tức giận mắng chửi mặc cho Vũ Nương hết lời thanh minh.
- Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự tử.
- Một đêm nọ, Đản chỉ vào cái bóng trên vách và bảo đó là bố nó. Tôi mới đau xót thấu hiểu nỗi oan của vợ, điều này làm tôi ân hận vô cùng. Tôi đã không trân trọng những gì mình có để giờ đây hạnh phúc đối với tôi thật xa vời.
Bản 2/ Soạn bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm (siêu ngắn)
I, Chuẩn bị ở nhà
Đề 1:
a. Mở bài:
- Chuyện đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.
- Muốn kể lại cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.
b. Thân bài:
- Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi. Bạn không trả lời.
- Mình loay hoay định mở vở ra xem thì cô giáo nhắc nên không làm được.
- Cuối giờ, thu bài vì ngồi ở đầu bàn nên khi thu bài của bạn lại giả vờ để quên không nộp cho cô.
- Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.
- Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.
- Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, có không tin là bạn quên mà cho là bạn có tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.
- Cô, phê bình bạn.
- Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.
c. Kết bài
- Bạn đã chuyển trường theo gia đình.
- Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó và cảm thấy xấu hổ, ân hận.
Đề 2
a. Mở bài: Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp có chủ đề: Tình bạn.
b. Thân bài:
- Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất lớp?
Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.
- Ý kiến của mình: Nam là người bạn tốt vì các lí do như: - Luôn gần gũi với mọi người.
- Giúp nhiều bạn thoát khỏi trò chơi điện tử bằng cách tổ chức những “Trò chơi tiếng Anh” “Đi tìm lời giải hay nhất cho bài toán khó”.
- Suýt “tặng” cho Hùng một quả đấm chỉ vì Hùng trêu chọc một em học sinh lớp dưới.
- Kiên quyết không cho Tuấn nhìn bài khi làm kiểm tra nhưng lại đến tận nhà Tuấn để hướng dẫn Tuấn giải các bài tập khó.
c. Kết luận: Nam là người bạn tốt.
Đề 3
a. Mở bài
- Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh…)
- Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức... )
b. Thân bài
- Trước khi đi lính:
+ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.
+ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.
+ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.
- Khi trở về:
+ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.
+ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.
+ Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.
+ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi.
c. Kết bài
- Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát
- Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.
Bài trước: Soạn bài: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - trang 176 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (trang 189 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)