Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn - trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
Bản 1 - Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn (siêu ngắn)
Bố cục đoạn trích dược chia làm 2 phần
- Phần 1 (8 câu đầu): Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
- Phần 2 (32 câu còn lại): Việc làm nhân đức của Ngư ông.
Nội dung bài học
Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. Đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Chủ đề của đoạn trích: Qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm khi chủ đích hãm hại Lục Vân Tiên:
- Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt.
- Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
⇒ Hành động của Trịnh Hâm vừa bất nhân, bất nghĩa và xảo quyệt, tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Sự đối lập giữa cái ác với cái thiện:
- Đối lập với sự nhỏ nhen, ích kỉ, độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư:
+ Việc ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên hết sức tận tình, chu đáo.
+ Việc ông Ngư và cả gia đình sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn: chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc, đầm ấm tình người.
+ Lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của ông Ngư: làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp.
+ Cuộc sống lao động của ông Ngư: xa lánh chốn danh lợi tầm thường, sống hòa nhập với thiên nhiên.
→ Tác giả ngợi ca người lao động khổ cực nhưng giàu nghĩa tình, đặt niềm tin vào cái thiện.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Luyện tập
Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích này đó là: ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng => Họ có điểm chung là những người lao động bình dị, chân thành, chất phác, giàu tình thương người.
Bản 2/ Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn (siêu ngắn)
Bố cục đoạn trích được chia làm 2 phần:
- Phần 1 (8 câu đầu): Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên
- Phần 2: (Các câu còn lại): Vân Tiên được vợ chồng ông chài cứu sống
Câu 1 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Chủ đề của đoạn trích là thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Người ở hiền ắt sẽ gặp lành
Câu 2 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Trịnh Hâm lấy tay đẩy Lục Vân Tiên xuống dưới nước sau đó hô vang gọi người đến cứu như không biết có chuyện gì xảy ra. Sau đó dùng những lời lẽ dối trá để lừa gạt mọi người.
Chỉ trong 8 câu thơ tác giả đã dẫn dắt được một tình huống hợp lí, hành động nhanh mau lẹ của Trịnh Hâm. Cho thấy Trịnh Hâm đã tính toán rất kĩ khi hành động. Trịnh Hâm là người lòng lang dạ sói, phản bội lại bạn bè, lời hứa của mình vì tham vọng.
Câu 3 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Ông Ngư ra tay cứu với Vân Tiên, lặng nghe Vân Tiên kể lại sự tình. Ông Ngư bày tỏ mong muốn Vân Tiên ở lại với mình, chỉ mong muốn làm việc nghĩa chứ không mong việc được đền ơn.
- Cuộc sống lao động thường ngày của ông Ngư: Ngày thì kéo lưới, mệt thì quăng câu, một cuộc sống thong thả, ung dung, tự tại. Thỉnh thoảng nghêu ngao vài câu hát, tắm mưa chải gió mà không quản ngại chi.
- Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả với cuộc sống lao động bình thường, ung dung tự tại của con người lao động. Đồng thời thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng lương thiện của họ.
Câu 4 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Câu mà em cho là hay nhất: “Nước trong rửa ruột sạch trơn – Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”. Hai câu thơ này cho thấy tấm lòng trượng nghĩa của lão Ngư. Ông là một người không màng đến danh lợi chỉ mong cứu giúp người đời. Ở đời mấy người có được tâm thế như vậy.
Luyện tập
+ Trong Truyện Lục Vân Tiên, những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư là: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
+ Những nhân vật ấy đều là những người có nhân cách cao cả, có lòng tốt, sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn.
+ Thông qua những nhân vật này, tác giả gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Bài trước: Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Chương trình địa phương (phần văn) - trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1