Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2
Bản 1/ Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Đoạn văn bàn về mối quan hệ hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của nghệ sĩ. Đây là một yếu tố (chủ đề nhỏ) của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:
- Câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Câu (2): Dựa trên chất liệu hiện thực người nghệ sĩ sáng tạo những điều mới mẻ.
- Câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đến mọi người.
Câu 3 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.
- Thay từ “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.
- Dùng quan hệ từ “nhưng”.
- Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.
Luyện tập
Câu 1 Phân tích sự liên kết trong đoạn văn (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Liên kết nội dung:
+ Chủ đề: Cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục. Các câu đều tập trung cho đề tài này. (Liên kết đề tài).
+ Trình tự trình bày: (Liên kết lô-gic).
- Liên kết về hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết:
Câu 2. Các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
+ Phép nối: từ “nhưng” chỉ quan hệ đối lập giữa ý câu 3 với câu 2.
+ Phép thế: từ “ấy” ở câu 2 thay thế cho “sự thông minh nhạy bén với cái mới” nói ở câu 1; từ “ấy” ở câu 4 thay thế cho “không ít cái yếu” nói ở câu 3.
+ Phép lặp: lặp từ “lỗ hổng” ở câu 4 và 5, lặp từ “thông minh” ở câu 1 và 5.
Bản 2/ Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (siêu ngắn)
I. Khái niệm liên kết
Câu 1 (trang 43 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ
- Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản là “Tiếng nói của văn nghệ”
Câu 2 (trang 43 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
- Nội dung chính của câu (2): Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ
- Nội dung chính của câu (3): Cái mới mẻ là thái đột tình cảm và lời nhắn nhủ của người nghệ sĩ
- Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. Câu sau nối tiếp ý của câu trước.
- Trình tự sắp xếp hợp lí: Phản ánh thực tại => tái hiện và sáng tạo => Gửi gắm một điều gì đó
Câu 3 (trang 43 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng các biện pháp:
- Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
- Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào;
- Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;
- Dùng quan hệ từ: nhưng.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 44 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Chủ đề của đoạn văn trên là khẳng định điểm mạnh, điểm yếu, năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
- Trình tự sắp xếp các câu hợp lí, cụ thể, cùng thể hiện chủ đề đoạn văn
+ Câu 1: Khẳng định điểm mạnh của người Việt Nam
+ Câu 2: Khẳng định tính ưu việt trong điểm mạnh
+ Câu 3: Nêu ra các điểm yếu
+ Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của điểm yếu
+ Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là khắc phục “lỗ hổng”
Câu 2 (trang 44 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới - Bản chất trời phú ấy
- Nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn - ấy là
- Lặp: lỗ hổng - lỗ hổng này; sự thông minh (câu 1) - trí thông minh (câu 5).
Bài trước: Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten - trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 2 Bài tiếp: Soạn bài: Con cò - Chế Lan Viên (trang 48 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)