Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1
Bố cục của bài được chia làm 2 phần:
- Phần 1: (từ đầu... đó là triệu bất thường): thói ăn chơi xa hoa vô độ của chúa.
- Phần 2: (còn lại): Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
Nội dung bài họcChuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê –Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực và sinh động.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết:
+ Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của.
+ Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp.
+ Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém.
+ Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên…
+ Việc thu sản vật, thứ quý.
+ Việc bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu, tốn kém.
- Nhận xét về lời văn: Lời văn chân thực, khách quan, thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình sự ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh.
- Lời kết thúc “... kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” là dấu hiệu không lành, điềm gở sắp xảy ra.
Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Những thủ đoạn của bọn quan lại nhũng nhiễu dân: Vừa ăn cướp vừa la làng.
- Ý nghĩa đoạn văn cuối bài: Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán của tác giả đối với chế độ phong kiến.
Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
* Sự khác nhau giữa thể loại truyện và tùy bút:Truyện | Tùy bút |
- Có cốt truyện cụ thể, có thể là thật và tưởng tượng có mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Xây dựng nhân vật với ngoại hình, tính cách, tâm lí trong không gian, thời gian nghệ thuật.. |
- Ghi chép tản mạn - Không xây dựng theo tính chất nhân vật, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo. - Thể hiện cảm xúc chủ quan qua lời bình, lời nhận xét, lời viết của tác giả |
Bản 2/ Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (siêu ngắn)
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu... triệu bất tường: Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương (Trịnh Sâm)
- Phần 2: Còn lại: Lũ quan thừa gió bẻ măng chiếm đoạt tài sản của nhân dân
Tóm tắt nội dungKhoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài. Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy
Câu 1 (trang 63 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại
+ Thích chơi đèn đuốc, ngự các li cung
+ Xây dựng đền đài liên miên
+ Thuyền ngự đến đâu, mua bán đến đấy
+ Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh Chúa đều thu lấy không thiếu thứ gì
+ Trong phủ điểm xuyết bày vẽ các hình núi non bộ
+ Chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề
- Lời văn ghi chép lại sự thật, những điều tác giả trông thấy
- Kết thúc tác giả nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” hàm ý phê phá thói ăn chơ sa đọa, trác táng, trên mồ hôi công sức của Chúa Trịnh. Qua đó cảnh bảo một sự sụp đổ sớm muộn của triều đại.
Câu 2 (trang 63 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Bọn quan lại nhũng nhiễu nhân dân bằng hính thức:
- Dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt, khướu hay thì biên hai chữ “phụng thủ”
- Đêm đến sai lính lấy phăng đi rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền
- Hòn đá hoặc cây cối gì quá lớn đều phải phá ngay đi
- Đoạn cuối tác giả đưa ra dẫn chứng về chính nhà mình để làm tăng sức thuyết phục của văn bản
Câu 3 (trang 63 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép những con người và sự việc cụ thể, có thực, qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
- Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí, … Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả.
Luyện tậpĐất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh vô cùng hỗn độn, lũng loạn. Vua chúa thì ăn chơi hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Trong phủ Chúa đầy đủ những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ,... những thứ. Người đứng đầu triều đình không chăm lo triều chính, bỏ mặc nhân dân, bọn quan lại ỷ vào điều đó mà hành động ngang ngược, nhũng nhiễu. Đến cả những nhà giàu cũng không yên với chúng, phải bỏ của ra để thoát tội giấu vật cung phụng do chúng gán cho. Nhà có loài cây nào quý cũng đành phải chặt bỏ. Nhưng chưa hết, thời bấy giờ, cuộc sống của dân đen đói khổ tới mức có cả núi vàng cũng không mua nổi gạo mà ăn. Người không có tiền thì phải bỏ ruộng bỏ vườn, đi bóc vỏ cây, bắt chuột mà ăn. Đương lúc loạn lạc, người ta còn lấy cả thịt người để làm thức ăn đem bán. Thật khốn đốn vô cùng!
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự - trang 58 sgk Ngữ văn 9 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái (trang 72 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)