Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (cực ngắn) > Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt - trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt - trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Từ địa phương gồm các phương ngữ đang sử dụng

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân:

- Sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam Bộ).

- Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trọn với vài thứ khác) được dùng phổ biến ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh.

- Bồn bồn, một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu dùng phổ biến ở tây Nam Bộ.

b. Giống về nghĩa hoặc khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ:

Phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Trung Bộ

Phương ngữ Nam Bộ

Mẹ

Bố

Quả

Cá quả

Ngã

Lợn

Mạ

Bọ

Quả

Cá tràu

Bổ

Heo

Tía

Trái

Cá lóc

Heo

c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa với các từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ:

Phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Trung Bộ

Phương ngữ Nam Bộ

Nón: chỉ thứ đồ dùng để đội đầu làm bằng lá, có vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh.

Hòm: Một dụng cụ để đựng đồ

.

Nón: dùng như phương ngữ Bắc bộ

Hòm: Chỉ áo quan dùng để khâm niệm xác chết.

Nón: có nghĩa chỉ chung như nón và mũ trong ngôn ngữ toàn dân.

Hòm: dùng như phương ngữ Trung bộ.

Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1. a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác.

- Hiện tượng này cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán… Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.

Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt (từ toàn dân là phương ngữ Bắc Bộ).

Lưu ý: Trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội - phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đo làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ đó thuộc phương ngữ miền Trung chủ yếu sử dụng ở vùng Bắc Trung Bộ.

- Tác dụng: làm rõ màu sắc địa phương (cho thấy đúng là lời nói và cách nghĩ của vùng đất ấy) làm cho hình ảnh Mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Bản 2/ Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 175 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

- Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

- Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

- Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Giống về nghĩa nhưng khác nhau về âm với phương ngữ khác hoặc từ toàn dân.

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Bố Ba (bọ) Ba (tía)
Mẹ Mạ
Giả vờ Giả đò Giả đò
Cái bát Cái tô Cái chén
Vào
Quả Trái Trái

c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.

- Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.

- Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài

Câu 2 (trang 175 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

- Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam, là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3 (trang 175 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Giữa ngã – bổ - té, chọn ngã

- Giữa ốm – bệnh, ốm – gầy, chọn ốm là bệnh

Như vậy, phương ngữ Bắc dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 176 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ.

- Việc sử dụng các từ ngữ địa phương này có tác dụng khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.