Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ văn 9
Bản 1/ Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (siêu ngắn)
Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
Bố cục gồm 3 bài:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể từng bài) và nêu ý kiên đánh giá sơ bộ của mình.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung - nghệ thuật của tác phẩm (có phân tích, chứng minh bằng luận cứ tiêu biểu và xác thực).
- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Câu hỏi
a. Các đề bài bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện:
- Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Đề 2: Cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
b.
- Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi sau đó đưa ra nhận xét.
- Đề “suy nghĩ” yêu cầu nêu ra nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Các em tự đọc SGK trình tự các phần Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại bài viết và sửa chữa để hiểu cách làm bài.
Luyện tập
Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao?
Gợi ý:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
+ Đề: Thể loại Nghị luận.
Nội dung (đối tượng): Truyện Lão Hạc của Nam Cao (một tác phẩm trọn vẹn).
+ Tìm ý:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc.
Vẻ đẹp của nhân vật này có tấm lòng hi sinh cao quý, nhân cách đáng kính.
2. Lập dàn ý
Mở bài:
Giới thiệu:
+ Tác giả - tác phẩm.
+ Ý kiến đánh giá sơ bộ.
Thân bài:
1. Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc.
+ Giới thiệu hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc.
2. Vẻ đẹp của nhân vật này:
+ Giàu yêu thương: Con vàng, con trai
+ Giàu lòng tự trọng
+ Tấm lòng hi sinh cao quý.
Viết văn
Mở bài (ví dụ):
Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm tiêu biểu xuất sắc viết về người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Làng cũng là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh nhân vật ông Hai - một người nông dân yêu làng - yêu nước sâu sắc với sự hồ hởi, say mê, tin yêu chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ. Ông là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân giàu lòng tự trọng và tấm lòng hi sinh cao quý.
Bản 2/ Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (siêu ngắn)
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a. Các vấn đề nghị luận:
- Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Đề 3: Nghị luận về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
- Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
b.
- Giống nhau: đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Khác nhau: Về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ.
II. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
Đọc SGK dàn ý chi tiết
III. Luyện tập
Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao
1. Mở bài:
Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Lão Hạc không chỉ là người nông dân bị bần cùng hóa vì đói nghèo, tối tăm như bao nhiêu người nông dân khác, mà có lẽ lão còn là một kiểu “nạn nhân” của bổn phận làm cha. Đây chính là tấn bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo, nhưng giàu tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình một cách nghiêm khắc.
2. Thân bài:
Kết thúc truyện tác giả đặt nhân vật Lão Hạc qua điểm nhìn của vợ ông giáo và Binh Tư. Trong lúc trò chuyện với vợ, nhận ra triết lí của đời người. Con người ta đau chân, sẽ không chú ý đến cái chân đau của người khác. Vợ ông đã khổ quá rồi, còn đâu tình yêu thương dành cho đồng loại của mình nữa. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Một người sẵn sàng để lại tiền bán chó để lo hậu sự mà lại đi bẫy một con chó khác ư? Ở chỗ nãy, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông "lật tẩy" sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: Lão Hạc vẫn giữ tấm lòng trong sạch cho đến chết.
Bài trước: Soạn bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - trang 63 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2 Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ văn 9