Soạn bài: Bếp lửa - Huy Cận (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
Bản 1 - Soạn bài: Bếp lửa (siêu ngắn)
Bố cục của bài thơ
- Phần 1 (khổ đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.
- Phần 2 (4 khổ tiếp): Những kỉ niệm ấu thơ về bếp lửa.
- Phần 3 (khổ 6): Những suy nghĩ của tác giả về cuộc đời bà.
- Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa.
Nội dung bài học
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương và đất nước.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Bài thơ là lời nói của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỷ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Trong hồi tưởng người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu được gọi lại đó là:
+ Lên 4 tuổi, đói mòn đói mỏi, đói dai dẳng, kéo dài, khô rạc ngựa gầy (Liên hệ nạn đói năm 1945).
+ Tám năm ròng, tu hú kêu, bà nhóm lửa, bà kể chuyện, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
+ Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu không được tiết lộ chuyện để bố mẹ yên tâm.
- Bài thơ kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận: tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói, cảnh làng cháy, người bà cặm cụi, tần tảo sớm hôm.. qua đó thấy được tình yêu thương và lòng biết ơn của nhà thơ đối với bà của mình. Đồng thời bài thơ chứa đựng triết lý thầm kín: Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu gia đình, yêu quê hương và yêu đất nước.
Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
* Phân tích hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ:
- Hình ảnh BẾP LỬA được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc với người bà vào mỗi sáng.
- Hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa biểu tượng, nhóm lên niềm vui, niềm yêu thương, niềm tin của bà dành cho cháu.
- “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! ” - một hình ảnh giản dị mà cao cả.
+ Kỳ lạ vì bếp lửa đã nuôi cháu khôn lớn.
+ Thiêng liêng vì bếp lửa là biểu tượng của tình yêu và niềm tin bất diệt.
Câu 4 (trang 146 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” vì: Đây là ngọn lửa của lòng bà - Hình ảnh biểu tượng, khái quát của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin dai dẳng, ngọn lửa lòng bà luôn tỏa sáng soi rọi trong lòng cháu.
Câu 5 (trang 146 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cảm nhận về tình bà cháu:
- Tình cảm bà cháu sâu nặng, bền vững, thiêng liêng, đẹp như trong truyện cổ tích.
- Cùng với tình bà cháu là tình yêu quê hương, yêu đất nước được khơi dậy từ bài thơ.
Luyện tập
Viết đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
Đoạn văn tham khảo:
Bếp lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của 2 bà cháu và là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Hình ảnh bếp lửa hiện diện cho tình bà ấm áp như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc cưu mang chắt chiu của người bà dành cho cháu. Không những vậy, bếp lửa còn là sự nuôi dưỡng, nhen nhóm tình cảm yêu thương con người, thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn, khơi gợi lên cho cháu một tâm hồn cao đẹp. Đó là nỗi nhớ về nguồn cội, tình yêu thương sâu nặng của người cháu với bà.
Bản 2 - Soạn bài: Bếp lửa (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 145 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Bài thơ là lời của người cháu kể về những kỉ niệm với người bà của mình.
- Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần:
+ Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.
+ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa.
+ Phần 3 (khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.
+ Phần 4 (khổ thơ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà dù đã khôn lớn, đã rời xa vòng tay chở che của bà.
Câu 2 (trang 145 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Kỉ niệm của người cháu về người bà được hồi tưởng lại:
- Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
- Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
- Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
- Bà an ủi, động viên cháu khi giặc đốt nhà. Dặn dò cháu không được kể chuyện này cho bố sợ bố lo lắng.
Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, tả cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Qua những lời kể và tả đó luôn chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.
Câu 3 (trang 145 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ được nhắc đến 10 lần. Vì hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng cho người bà. Bà không chỉ là người giữ bếp, giữ lửa mà còn là người nhóm bếp, nhóm lửa sưởi ấm cho bà cháu qua những ngày giá rét, qua những lúc đói lòng. Hình ảnh ngọn lửa còn là biểu tượng cho tình yêu thương của người bà dành cho cháu, chia ngọt sẻ bùi giữa những người nông dân trong ngày đói rét.
Hình ảnh ngọn lửa vừa giản dị, vừa bình thường và phổ biến nhưng nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu thương, sự đùm bọc, gắn kết con người. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, phần không thể thiếu trong đời sống người cháu.
Câu 4 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Ngọn lửa mang tính khái quát hơn. Ngọn lựa ở đây không phải dùng để nấu nướng mà nó là ngọn lửa của tấm lòng. Ngọn lửa này sẽ sáng mãi và không bao giờ tắt, soi đường chỉ lối, dẫn dắt, sưởi ấm cho người cháu trong những ngày ở chiến khu. Một ngọn lửa thắp lên niềm tin, niềm hi vọng về một chiến thắng, một ngày người cháu sẽ trở về bên bà.
Câu 5 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Tình cảm bà cháu được thể hiện trong tác phẩm là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Tình cảm ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không gian và thời gian, luôn tồn tại, nhen nhóm trong trái tim người cháu. Tình cảm bà cháu còn được gắn liền với tình cảm của những người dân lao động với nhau, tình cảm của những người ở địa phương hướng đến tiền tuyến.
Luyện tập
Đoạn văn tham khảo viết về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh mang tính biểu tượng cao và giá trị nghệ thuật sâu sắc. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với kí ức tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa gợi cho người cháu nhớ về những ngày tháng sống cùng bà, những năm tháng “đói mòn đói mỏi”, bố phải vất vả đi đánh xe “khô rạc cả người”. Đó là kí ức về người bà đã nuôi dạy, bảo ban cháu những ngày thơ dại. Đó là kí ức về ngôi làng bị “cháy tàn cháy rụi”. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu thương giữa bà và cháu mà nó còn là biểu tượng cho tình làng nghĩa xóm, cho sự tin yêu và lòng hi vọng.
Bài trước: Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - trang 146 sgk Ngữ văn 9 Tập 1