Trang chủ > Lớp 9 > Giải Toán 9 > Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn - trang 103 Toán 9 Tập 1

Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn - trang 103 Toán 9 Tập 1

Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn

Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 103: Hãy đưa ra một ví dụ để chứng tỏ rằng đường kính đi qua trung điểm của một dây có thể không vuông góc với dây ấy.

Hướng dẫn giải:

Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 103 ảnh 1

Chứng minh:

Gọi O là trung điểm của CD

AB đi qua trung điểm của CD nhưng AB không vuông góc với CD

Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 104: Cho hình 67. Hãy tính độ dài dây AB, biết OA = 13 cm, AM = MB, OM = 5 cm.

Hướng dẫn giải:

OM là 1 phần đường kính đi qua trung điểm của AB

⇒ OM ⊥ AB

Xét tam giác OAM vuông tại M có:

Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 104 ảnh 1

Bài 10 (trang 104 SGK Toán 9 Tập 1): Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Chứng minh rằng:

a) Bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc một đường tròn.

b) DE < BC.

Hướng dẫn giải:

Bài 10 trang 104 Toán 9 Tập 1 ảnh 1

a) Gọi M là trung điểm của BC.

Bài 10 trang 104 Toán 9 Tập 1 ảnh 2

=> ME = MB = MC = MD

Do đó bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc đường tròn tâm M. (đpcm)

b) Trong đường tròn tâm M nói trên, ta có DE là dây, BC là đường kính nên DE < BC.

Bài 11 (trang 104): Cho đường tròn tâm (O), đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB, Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD. Chứng minh rằng CH = DK.

Gợi ý: Kẻ OM vuông góc với CD.

Hướng dẫn giải:
Bài 11 trang 104 Toán 9 Tập 1 ảnh 1

Kẻ OM ⊥ CD.

Vì AH // BK (cùng vuông góc HK) nên tứ giác AHKB là hình thang.

Hình thang AHKB có:

AO = OB (bán kính).

OM // AH // BK (cùng vuông góc HK)

=> OM là đường trung bình của hình thang.

=> MH = MK (1)

Vì OM ⊥ CD nên MC = MD (2)

Từ (1) và (2) suy ra CH = DK. (đpcm)