Viết bài tập làm văn số 7 (trang 128 Ngữ văn 8 tập 2)
Mở bài: Đặt vấn đề, nêu vai trò của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước. Có thể trích dẫn một số câu nói nổi tiếng về tuổi trẻ.
Thân bài:
- Khái niệm tuổi trẻ:
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thiếu niên, thanh niên. Lứa tuổi đang đang còn ngồi trên ghế nhà trường, được học hành.
+ Tuổi trẻ là những tháng năm tươi đẹp và hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi người.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi trẻ với đất nước:
+ Tuổi trẻ là thời điểm có nhiều sức khỏe và thời gian nhất trong cuộc đời của mỗi người.
+ Tuổi trẻ là tuổi có nhiều khát vọng, mơ ước và dám nghĩ dám làm.
+ Là tuổi có sức vươn lên mạnh mẽ nhất.
+ Tuổi trẻ là lúc mà con người cống hiến nhiều nhất cho xã hội.
→ Với những lợi thế nêu trên, tuổi trẻ đã trở thành nguồn nhân lực dồi dào nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng cường thịnh.
- Nhiệm vụ của tuổi trẻ
+ Tuổi trẻ cần phải tập trung rèn luyện phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để trở thành một người có nhân cách và năng lực.
+ Xây dựng kế hoạch và theo đuổi mục tiêu sống kiên định.
+ Ngay từ khi còn cắp sách đến trường phải chăm chỉ học tập.
+ Tích cực, năng nổ tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
+ Tránh xa những tệ nạn xã hội.
+ Đặt ra các mục tiêu và phương pháp học tập một cách hợp lý và đúng đắn.
+ Kết hợp giữa học và hành để áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách hiệu quả.
→ Phát triển bản thân cũng chính là phát triển sức mạnh của quốc gia.
Kết bài: Khẳng định rằng tuổi trẻ chính là thế hệ quyết định tương lai của đất nước. Xây dựng và bảo vệ đất nước chính là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi cá nhân sinh sống trong quốc gia đó, chính vì thế thế hệ trẻ cần phải tích cực trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
II. Bài văn mẫu
Đề số 2: Văn học và tình thương
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: văn học và tình thương. Chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa hai phạm trù này.
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng được xuất phát từ tình thương và đưa tình thương lan tỏa tới cộng đồng.
Thân bài:
- Khái niệm về văn học: Văn học là các sáng tác nghệ thuật mà tác giả thường sử dụng ngôn từ để truyền tải tư tưởng và tình cảm của mình đến người đọc.
- Tình thương: là sự quan tâm, thương yêu, cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người
- Văn học có mối quan hệ mật thiết với tình thương
+ Tình yêu quê hương đất nước và lòng tự tôn dân tộc.
+ Có nhiều tác phẩm gắn liền với sự tự hào dân tộc và tình yêu đất nước như: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh).
- Văn học có mối quan hệ mật thiết với tình cảm gia đình, sự yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
+Tình mẫu tử, tình cha con, tình cảm vợ chồng, tình anh em, tình bà cháu… đều được các tác giả phản ánh trong các tác phẩm văn học.
+ Dẫn ra một số tác phẩm tiêu biểu về chủ đề tình thương yêu trong gia đình: Bếp lửa (Bằng Việt), Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Con cò (Chế Lan Viên)…
- Văn học thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người với nhau.
+ Con người chung sống trong một xã hội sẽ có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Ngoài thứ tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, còn có tình cảm giữa con người đối với con người, những số phận đáng được thấu hiểu và đồng cảm.
+ Dẫn ra một số tác phẩm như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Thương vợ (Tú Xương)….
→ Như vậy có thể khẳng định văn học xuất phát từ tình thương, và có tình thương truyền tải đến người đọc. Khơi dậy trong lòng mỗi cá nhân những nguồn tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng.
Kết bài: Khẳng định vai trò của văn học và tình thương đối với cuộc sống con người. Nhờ có tình thương mà con người mới có thể sống chan hòa, hạnh phúc hơn. Nhờ văn học đời sống tinh thần của con người phong phú nên tình thương cũng được nhen nhóm và lan tỏa.
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Hãy nói "không" với các tệ nạn xã hội.
I. Dàn ý
Mở bài: Đặt ra vấn đề cần nghị luận.
- Trong cuộc sống có những điều tốt đẹp thì cũng có những điều không tốt đẹp như tệ nạn có hại, hủy hoại sức khỏe và đạo đức con người và xã hội.
- Nhiều thói quen có sức hút đối với con người như thuốc lá, cờ bạc, ma túy, "truyền thông đen"…
- Nếu con người không tỉnh táo, không có bản lĩnh thì sẽ dần dần đi đến sa ngã vào các tệ nạn nguy hiểm trên. Vì vậy hãy nói "không" với những tệ nạn xã hội đó.
Thân bài:
- Giải thích tệ nạn xã hội là gì:
+ Là các hành vi sai trái không đúng theo chuẩn mực của xã hội, phạm trù đạo đức hay pháp luật. Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn có thể phá vỡ sự văn minh của xã hội.
- Một số biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội.
+ Tệ nạn xã hội thường diễn ra ở nhiều nơi, ngay cả thành thị đến làng quê (nơi vốn được xem là nơi yên bình).
+ Tệ nạn xã hội có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi chứ không riêng gì một cá nhân nào.
+ Tệ nạn xã hội thường xảy ra ở nhiều thời điểm, đối tượng và lứa tuổi khác nhau.
- Tệ nạn xã hội có tác hại nguy hiểm đối với đời sống của con người.
+ Chỉ ra một số tác hại về vật chất: làm tổn hại đến tài chính, kinh tế.
+ Tác hại về tinh thần, về sức khỏe.
+ Tác hại về nhân cách sống, đạo đức.
+ Tác hại tệ nạn xã hội gây ra đối với cộng đồng, xã hội là vô cùng lớn.
- Cách phòng chống các tệ nạn xã hội
+ Vơi cá nhân: cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về các tệ nạn xã hội, phải rèn luyện lối sống lành mạnh, suy nghĩ một cách tích cực...
+ Với gia đình: Cần giáo dục con cái cần phải sống tích cực, quản lí tốt thời gian và tiền bạc của con, nêu gương của người lớn...
+ Với xã hội: cần tuyên truyền và đưa ra khung pháp lý nghiêm.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội cần được chú trọng bởi vì nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi dân tộc, quốc gia, đem lại cuộc sống yên bình và sự phát triển văn minh cho cộng đồng.
+ Tránh xa các tệ nạn xã hội con người có điều kiện và môi trường sống tích cực để phát triển bản thân.
→ Cần nói "không" với những tệ nạn xã hội, phải tìm hiểu kiến thức chung về tệ nạn xã hội từ đó tìm ra các biện pháp tránh xa tệ nạn xã hội.
Kết bài: Mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội cần tránh xa và kiên quyết nói "không" với các tệ nạn xã hội. Nếu lỡ mắc phải thì cần phải có quyết tâm từ bỏ, làm lại cuộc đời. Cần xây dựng lối sống lành mạnh và môi trường sống lành mạnh để phát triển cá nhân.
Bài trước: Chữa lỗi diễn đạt (trang 127 ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Tổng kết phần văn (trang 130 Ngữ văn 8 tập 2)