Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Bàn về phép học (trang 78 Ngữ văn 8 tập 2)

Bàn về phép học (trang 78 Ngữ văn 8 tập 2)

Bố cục: 4 phần

- Phần 1: Từ đầu... tệ hại ấy: Mục đích chân chính của việc học

- Phần 2: Cúi từ nay... xin chớ bỏ qua: Đàm luận về về cách học

- Phần 3: Đạo học... thịnh trị: Dự kiến kết quả

- Phần 4: còn lại: Kết luận cuối cùng về phép học

Câu 1:

Ở đoạn đầu "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả đã nêu rõ mục đích chân chính của việc học là:

+ Học để "hiểu rõ đạo"

+ Học cách để sống tốt, để làm người và biết cư xử đúng mực.

→ Việc học có ý nghĩa to lớn và cao quý: học để hiểu được cách sống chuẩn mực.

Câu 2:

Tác giả đã phê phán những lối học:

+ Học theo lối học hình thức nhằm cầu danh lợi → lối học vì mục đích là quá tầm thường, thực dụng tiến thân, cầu danh lợi, muốn được chức quan.

+ Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học chỉ dừng ở hình thức, không giữ được ý nghĩa chân chính của việc học.

+ Tác giả đã thẳng thắn, trung thực trong lời tâu lên thực trạng của việc học hình thức, học để cầu danh cầu lợi.

→ Những người theo cách học giả dối nếu được làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành những tên tham quan, khiến cho nước mất nhà tan.

Câu 3:

Để khuyến khích việc học với mục đích chân chính, Nguyễn Thiếp đã đưa ra ý kiến của mình về hình thức học và cách học:

+ Mở rộng thêm trường và mở rộng thành phần người học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

+ Việc học cần phải được tiến hành theo tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

+ Học rộng rồi mới tóm lược.

+ Học phải đi đôi với thực hành.

→ Tầm nhìn chiến lược của một bậc trung thần trong vấn đề giáo dục, với mục đích tạo ra nhiều hiền tài cho quốc gia.

Câu 4:

Bài tấu bàn về "phép học" này là các phép học:

- Từ đơn giản cho đến phức tạp: học bồi lấy gốc

- Từ thấp tới cao: tuần tự thăng tiến lên Tứ thư Ngũ kinh tồi đến Chư sử

- Từ lý thuyết tới thực hành: học kết đi đôi với thực hành

→ Khi người học thực hiện theo phép học này mới có thể "lập công trạng", lấy những điều đã được học để phục vụ đất nước, mang lại cho đất nước sự "bình yên", "thịnh trị".

→ Từ việc học của em, em cảm thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những kiến thức cơ bản, sau đó mới học những điều phức tạp. Học phải đi đôi với thực hành để việc học và hành trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

Câu 5:

Sơ đồ lập luận của đoạn văn

Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8

Luyện tập:

Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành"

Học là quá trình người học tiếp thu kiến thức, lý luận và lý thuyết. Hành là quá trình người học áp dụng lý thuyết và kiến thức đã học được vào trong thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” là một sự kết hợp hoàn hảo và nhuần nhuyễn giữa nhận thức và hành động của một người, nhằm tạo ra tính thực tiễn, bổ trợ cho nhau làm cho những điều chúng ta học có kết quả và trở nên có ý nghĩa. Nếu chỉ học mà không thực hành thì dễ sa vào lý thuyết suông, không thể nắm bắt được những ý nghĩa sâu sắc trong thực tiễn. Học đi đôi với hành thực sự rất cần thiết và cũng rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên trên thực tế tại nước ta, phương pháp học đi đôi với hành chưa được xem trọng, đó cũng chính là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục ở nước ta không được cải thiện. Vì thế cần phải xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và áp dụng thường xuyên phương pháp “học đi đôi với hành” để việc học trở thành việc có ý nghĩa.