Tức cảnh Pắc Bó (trang 29 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
- Phần 1: 3 câu thơ đầu: Cảnh làm việc và sinh hoạt của Bác Hồ.
- Phần 2: còn lại: Cảm nghĩ của Bác Hồ về cuộc đời cách mạng.
Câu 1:
- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại như: Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Thiên trường vãn vọng…
Câu 2:
- Giọng điệu chung của bài thơ là vui vẻ, pha chút hài hước, hóm hỉnh
- Tâm trạng của Bác Hồ tại Pác Bó:
+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống thong dong, tự tại, hòa hợp cùng với tự nhiên
+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → hoàn cảnh thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn giữ được tinh thần yêu đời, vui vẻ.
+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính đã phản ánh phần nào hoàn cảnh gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
→ Trải qua rất nhiều những khó khăn, gian khổ khi sống tại hang Pác Bó nhưng Bác Hồ vẫn giữ được vẻ ung dung, tự tại và sống hòa hợp với tự nhiên.
- Bác Hồ cảm thấy cuộc sống tuy gian khổ nhưng "thật là sang" là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của dân tộc, của quốc gia lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Bác đó chính là tìm ra con đường giải phóng nước nhà.
+ "sang" Người sống vui vẻ, hòa hợp với tự nhiên.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Bác Hồ - một Nhân cách cao khiết, vĩ đại.
Câu 3:
Thú vui "lâm tuyền" của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh:
- Giống nhau:
+ Đều sống vui vẻ, chan hòa, hòa hợp với tự nhiên.
+ Thuận theo tự nhiên và lấy tự nhiên là nhà.
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: bất lực trước cảnh thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống thong dong, tự tại, ẩn sĩ "an bần lạc đạo".
+ Hồ Chí Minh: ở giữa chốn thiên nhiên vì điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác Hồ thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng cá nhân, thực phẩm, cho đến nơi ở tử tế. Người hoạt động cách mạng có mong muốn tìm đường hướng cứu nước giúp đời.
Bài trước: Thuyết minh về một phương pháp cách làm (trang 25 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Câu cầu khiến (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 2)