Đập đá ở Côn Lôn (trang 150 Soạn văn 8)
Thể loại
Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển
Bố cục
- Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người bị cầm tù khi ở Côn Lôn
- Hai câu Thực: Sức mạnh và ý chí phi thường của người chí sĩ yêu nước
- Hai câu Luận: Chí khí bền vững qua gian khó
- Hai câu Kết: Dũng khí hiên ngang tựa sắt đá và tinh thần lạc quan
Phương thức biểu đạt
Biểu cảm đan xen với tự sự
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
- Không gian: Côn Đảo là một nơi khắc nghiệt, được xem là địa ngục ở trần gian
- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị đàn áp, bóc lột
- Tính chất công việc: Việc đập đá là một công việc hao tổn sức lực, tinh thần của người tù.
- Tư thế của người tù: đứng giữa đất trời Côn Lôn với một tư thế ngạo nghễ, hiên ngang, lẫm liệt- tư thế của bậc anh hào.
= > Mở đầu bài thơ đã hiện lên hình ảnh người tù yêu nước hiên ngang và có khí phách.
Câu 2:
- Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa: nghĩa tượng trưng và nghĩa thực
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá vô cùng khổ cực, gian khổ, đó là cách mà thực dân Pháp dùng để đày ải, hành hạ, bóc lột người tù cách mạng
+ Nghĩa tượng trưng: Làm nổi bật lên tinh thần ngang tàng, tư thế hiên ngang của chí sĩ yêu nước.
- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh có 2 lớp nghĩa:
+ Làm trai, đứng giữa đất trời Côn Lôn: quan niệm truyền thống về tư thế hiên ngang, trụ cột, chí nam nhi, có chí lớn
+ Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường đã khiến cục diện, tình thế thay đổi
+ Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản chi khó khăn, vất vả, cực nhọc
+ Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: kì tích, chiến công của đấng trượng phu anh hùng
- Khẩu khí của tác giả:
+ Sử dụng liên tiếp các tính từ, động từ mạnh nhằm làm nổi bật lên lòng kiêu hãnh của bậc nam nhi có chí lớn, muốn hành động vì nước, cứu đời.
+ Giọng thơ hùng hồn, đanh thép đã thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không bao giờ chịu khuất phục
Câu 3:
- Tác giả đã thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: tinh thần sắt đá không chịu khuất phục, khẩu khí ngang tàng.
- Xây dựng tương quan đối lập - cách thức của tác giả để thể hiện cảm xúc:
+ Đối lập giữa những thử thách gian khổ với tinh thần kiên cường, sự bền chí, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy (tháng ngày, mưa nắng > < thân sành sỏi, dạ sắt son)
+ Đối lập giữa chí lớn mưu đồ sự nghiệp với hoàn cảnh sa cơ lỡ bước (mưa nắng > < bền lòng sắt son)
- Bốn câu thơ cuối đã thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không đổi lòng đổi chí trước vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
Luyện tập
Câu 1: Đọc diễn cảm bài thơ
Đọc với giọng dõng dạc, hùng hồn, rõ ràng.
Câu 2: Qua cả 2 bài thơ "Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn", em hãy trình bày những cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng người nho sĩ yêu nước và cách mạng trong đầu thế kỉ XX.
- Hình tượng nho sĩ yêu nước và cách mạng ở đầu thế kỉ XX trong 2 bài thơ:
+ Có tinh thần ngang tàng, khẩu khí anh hùng của bậc chí sĩ lúc sa cơ. Lời thơ thể hiện tinh thần của bậc nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.
+ Khí phách kiên trung, hào hùng, coi thường gian khổ, hiểm nguy của những người có chí hướng lớn và mang trên thân sứ mệnh vẻ vang.
Nội dung chính
"Đập đá ở Côn Lôn" của tác giả Phan Châu Trinh đã kể về việc đập đá- công việc vô cùng vất vả, gian khổ mà người tù phải làm- đã làm nổi bật lên tinh thần ngang tàng, quật cường của bậc chí sĩ lúc buổi lâm nguy. Đây là nơi mà thực dân Pháp dùng để giam hãm, đày đọa những người yêu nước của ta.