Câu ghép (tiếp theo) (trang 124 Soạn văn 8)
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép
1. Quan hệ ý nghĩa trong câu ghép trên có quan hệ nguyên nhân- kết quả
+ Trong đó vế câu "có lẽ" là giả thuyết về kết quả
+ Từ nối "bởi vì" là nêu nguyên nhân: tâm hồn nhân dân Việt Nam ta rất đẹp, vì cuộc đấu tranh của người dân ta từ trước đến nay đều rất cao quý.
2. Những quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép: quan hệ giả thuyết, nguyên nhân, tương phản, chọn lựa, tăng tiến, điều kiện, bổ sung, tiếp nối…
Luyện tập
Bài 1:
a, Quan hệ nguyên nhân và kết quả:
+ Nguyên nhân: "tôi đi học"
+ Kết quả: "cảnh vật xung quanh thay đổi"
b, Quan hệ giả thuyết và hệ quả
+ Giả thuyết: xóa hết các dấu vết của thi nhân
+ Hệ quả: "cảnh tượng nghèo khó"
c, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép: mối quan hệ đồng thời
+ Vế một là quyền lợi riêng của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của các tướng sĩ và quân binh
d, Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản
+ Vế một cái rét của mùa đông, vế hai là sự ấm áp, tươi mới, tràn đầy sức sống của mùa xuân
e, Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến
+ Đấu tranh có mức độ tăng tiến dần: giằng co -> du đẩy -> vật nhau -> ngã lộn nhào
Bài 2:
- Câu ghép:
Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thăm thẳm như dâng cao lên, chắc nình nịch.
Trời// rải mây có trắng nhạt, biển// mơ màng dịu đi hơi sương.
Trời// mây mưa âm u, mặt biển xám xịt nặng nề.
Trời// dông gió ầm ầm, biển// đục ngầu nổi cơn giận dữ
- Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn đến nước cũng thay đổi.
+ Vế một là sự thay đổi về màu sắc của trời dẫn tới kết quả biển cũng thay đổi màu sắc.
b, Câu ghép:
Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.
Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã chìm nhanh xuống biển.
- Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.
+ vế 1 nêu lên những sự thay đổi của mặt trời, vế 2 nêu sự thay đổi đối ứng của màn sương.
- Không thể tách các vế của ghép trên thành câu đơn, vì sẽ làm mất đi mối quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân và kết quả)
Bài 3:
- Hai câu ghép:
+ "Việc thứ nhất: lão thì đã già…trông nom nó"
+ "Việc thứ hai: lão đã già yếu lắm rồi… láng giềng gì cả"
- Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài cho ở trên thành các câu đơn, vì mỗi vế biểu đạt trọng vẹn một ý cần biểu đạt.
- Xét về mặt biểu hiện thì các câu ghép dài cho trên có tác dụng:
+ Thể hiện một cách chuẩn xác mối trăn trở, sự lo nghĩ, băn khoăn của nhân vật
+ Phù hợp với tâm lý và cách nói chuyện của người già
+ Lão Hạc có thể nói ngắn gọn hết những suy nghĩ, mối lo toan cẩn thận của lão vỏn vẹn trong hai câu.
Bài 4:
- Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép thứ hai là mối quan hệ giả thuyết- kết quả. Không thể tách riêng từng vế của câu ghép thành các câu đơn:
+ Hai vế liên kết với nhau một cách chặt chẽ, mỗi vế chỉ nêu một ý chưa đầy đủ, trọn vẹn
+ Cặp từ hô ứng nếu…thì
b, Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành các câu đơn thì lời nói của nhân vật sẽ rời rạc, không thể diễn đạt được hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong hành động và lời nói của nhân vật chị Dậu.