Tình thái từ (trang 81 Soạn văn 8)
I- Chức năng của tình thái từ
1. Quan sát chức năng của những từ in đậm và trả lời các câu hỏi
Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu lược bớt các từ in đậm "đi", "à", " thay", "ạ" thì ý nghĩa của câu sẽ có thay đổi.
+ Bỏ từ "à" câu sẽ không còn là câu nghi vấn
+ Bỏ từ "đi" câu sẽ không còn là câu cầu khiến
+ Câu "thay" câu sẽ không còn là câu cảm thán
2. Ở ví dụ (d) từ "ạ" thể hiện thái độ lễ phép của người nói.
II- Sử dụng tình thái từ
Các tình thái từ in đậm dưới được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác, tình cảm…) khác nhau:
+ Từ "à" biểu thị sự nghi vấn, tò mò
+ Từ "ạ" biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép
+ Từ "nhé" biểu thị tình cảm thân mật
Luyện tập
Bài 1:
- Từ in đậm trong các câu: (b), (c), (e), (i) đều là tình thái từ. Từ in đậm trong các câu (a), (d), (g), (h) không phải là tình thái từ.
b, Nhanh lên nào chị em ơi! -> tình thái từ cầu khiến thể hiện sự rủ rê, thúc giục
c, Làm như vậy mới đúng chứ! -> nhấn mạnh sự ủng hộ, đồng tình
e, Cứu tôi với! -> tình thái từ cầu khiến
i, Nó thích hát dân ca Quan họ kia. -> tình thái từ thể hiện cảm xúc
Bài 2:
a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để đặt câu hỏi, nhưng điều muốn hỏi có khả năng đã biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán "chứ": nhấn mạnh vào điều mới thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn "ư" bộc lộ sự thắc mắc, hoài nghi
d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự nghi vấn, băn khoăn
e, Tình thái từ biểu lộ sắc thái tình cảm "nhé": bộc lộ thái độ cầu mong, thân mật
g, Tình thái từ cảm thán "vậy": đồng ý một cách miễn cưỡng
h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ an ủi, động viên một cách thân tình.
Bài 3:
+ Em vẫn luôn ngoan ngoãn mà!
+ Mẹ mua quà cho chị đấy.
+ Nó ăn nhanh thế chứ lị.
+ Chị chỉ muốn khuyên em thôi!
+ Nó được voi còn muốn đòi tiên cơ!
+ Chị đành chịu vậy, chứ còn biết làm sao được.
Bài 4:
+ Thầy cô với học sinh: Hôm nay em bị mệt phải không?
+ Bạn nam với bạn nữ cùng trang lứa: Cậu có biết chơi cờ tướng không vậy?
+ Con với bố mẹ: Mẹ có ăn trưa ở nhà không ạ?
Bài 5:
Một số tình thái từ địa phương ở vùng Nam bộ
+ Ha (như từ hả trong từ ngữ của toàn dân): Chiếc áo này đẹp quá ha?
+ Nghen (nhé): Con ở nhà một mình nghen.
+ Há (nhỉ): Lạnh quá chú Sáu há!
+ Mừ (mà): Má đã hứa với con rồi mừ!
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ em khó tính dữ đa.