Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Nhớ rừng (trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Nhớ rừng (trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Soạn bài: Nhớ rừng - Thế Lữ

Bố cục:

Chia thành 5 đoạn:

+ Đoạn 1: Cảnh ngộ khi bị rơi vào bẫy và trở thành món đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn.

+ Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng da diết và niềm tự hào về một thời oanh liệt.

+ Đoạn 4: Nỗi uất hận trước cảnh công viên tầm thường, giả dối

+ Đoạn 5: Những hoài niệm và giấc mộng sẽ được trở về rừng.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

- Đoạn 1: Nỗi uất hận của con hổ khi bị nhốt vào trong cũi sắt để làm thú mua vui.

- Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng lại những ngày được làm chúa tể oai hùng của rừng xanh.

- Đoạn 4: Con hổ khinh thường sự tầm thường, giả dối của hoàn cảnh.

- Đoạn 5: Nỗi nhớ rừng và niềm khát vọng tự do của con hổ.

Câu 2:

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt vào lồng sắt và tâm trạng căm hờn, ngao ngán của con hổ.

+ Nỗi uất hận khi bị rơi vào tù hãm.

+ Bị nhốt cùng chuồng với bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

+ Khinh thường loài người nhỏ bé ngạo mạn.

+ Những cảnh sửa sang giả dối, tầm thường

+ Nhớ về cảnh đại ngàn âm u, cao cả

→ Căm hờn sự bó buộc, tù túng, khinh ghét những kẻ tầm thường. Muốn thoát khỏi tù hãm bằng nỗi nhớ về thời đại ngàn.

Đoạn 2 và 3 miêu tả cảnh đẹp của núi rừng đã làm nổi bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của con hổ khi còn là vị chúa tể.

+ Con hổ với dáng vẻ đầy quyền uy, sức mạnh, sự tham vọng trước đại ngàn.

+ Nỗi nhớ về một thời huy hoàng, oanh liệt

→ Sự nuối tiếc về những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu.

- Về từ ngữ:

+ Diễn tả tầm vóc, vẻ đẹp của đại ngàn bằng các từ: cây già, bóng cả, giang sơn.

+ Sử dụng các động từ mạnh để thể hiện sự oai hùng của vị chúa tể: hét, thét, quắc, ghét.

+ Sử dụng các từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại một thời oanh liệt, oai hùng trong quá khứ, sự tiếc nuối những ngày được tự do.

- Về hình ảnh:

+ Sức mạnh của con hổ đã được diễn tả những bằng hình ảnh: lượn tấm thân như làn sóng cuốn nhịp nhàng, mắt thần đã quắc, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

+ Hình ảnh núi rừng từ hoàng hôn, đêm, mưa, nắng, bình minh đẹp bí hiểm, lộng lẫy.

+ Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại một thời oanh liệt, tráng ca của vị chúa tể sơn lâm khi còn tự do.

c, Sự đối lập sâu sắc giữa cảnh tượng núi rừng đại ngàn với cảnh vườn bách thú.

+ Vườn bách thú chật hẹp, tù đọng, giả dối, tầm thường > < đại ngàn tự do, hoành tráng, phóng khoáng, bí hiểm.

+ Tâm trạng ngao ngán, chán chường, căm phẫn, uất hận, khinh ghét của con hổ (khi ở vườn bách thú) > < tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi còn là chú tể ở đại ngàn.

→ Tâm sự của con hổ chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân đang chịu cảnh mất nước, luôn cảm thấy tủi nhục, căm hờn, chán ngán với hiện tại, họ tiếc nuối thời oanh liệt, thời vàng son của cha ông.

Bài 3:

- Tác dụng của việc mượn "lời con hổ ở vườn bách thú" là rất phù hợp vì:

+ Thể hiện được thái độ chán ngán với sự tù túng, giả dối, tầm thường.

+ Khao khát được thoát ra để được tự do, không muốn thỏa hiệp với hiện tại.

+ Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng chính là biểu tượng của hình ảnh những người yêu nước bị giam cầm, mất tự do, biểu thị sự sa cơ, chiến bại, mang trong tâm sự uất hận.

+ Mượn lời của con hổ trong vườn bách thú để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

- Việc mượn lời của con hổ còn có tác dụng giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, nỗi khát vọng tự do thầm kín trong lòng mình.

Câu 4:

- Hoài Thanh trong nhận định về thơ của Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài thơ Nhớ rừng… không thể cưỡng lại được" đã nói lên nghệ thuật sử dụng những hình ảnh, từ ngữ vô cùng tinh tế, điêu luyện, đạt đến mức chính xác cao.

+ Xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng căm phẫn, khinh ghét cuộc sống hiện thời, Thế Lữ đã sử dụng những từ ngữ vô cùng chính xác trong bài Nhớ rừng.

+ "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu tự do, linh hoạt, lúc suy tư trầm lắng, lúc dồn dập oai hùng.

+ "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường": nỗi niềm khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tù túng, tầm thường

+ Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được 3 hình tượng nhưng nhiều ý nghĩa (vườn bách thú, con hổ, núi rừng).

+ Thế Lữ cũng là một cây bút tiên phong trong phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi thực tại đầy tù túng đã giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.