Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Lựa chọn trật tự từ trong câu (trang 108 Ngữ văn 8 tập 2)

Lựa chọn trật tự từ trong câu (trang 108 Ngữ văn 8 tập 2)

I. Nhận xét chung

1. Có thể thay đổi trật tự các từ trong

Có thể thay đổi trật tự của từ trong câu in đậm theo các cách sau mà không làm nghĩa của câu thay đổi:

- Cai lệ thét lên với giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ cái đầu roi xuống đất.

- Thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ cái đầu roi xuống đất.

2. Tác giả đã lựa chọn trật tự từ như trên nhằm nhấn mạnh hành động trịch thượng, hống hách của tên cai lệ.

3. Nếu lựa chọn cách thay đổi trật tự từ như sau:

Cai lệ với giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ cái đầu roi xuống đất thì nghĩa của câu được nhấn mạnh ở giọng nói khàn khàn của tên cai lệ.

II. Một số tác dụng của sự lựa chọn và sắp xếp trật tự từ

1. a, Trật từ từ trong câu này đã thể hiện thứ tự trước sau của hành động:

Tên cai lệ hung hãn, vô nhân tính định trói anh Dậu lại → chị Dậu mặt xám lại, đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay tên cai lệ.

b, Cụm từ " tên cai lệ và người nhà lý trưởng" là trật tự biểu thị thứ bậc, sự xuất hiện của mỗi nhân vật.

Trật tự từ "roi song, tay thước và dây thừng" thể hiện trật tự xuất hiện lần lượt của mỗi sự vật.

2. Nhận xét cách sắp xếp.

a, Cách sắp xếp này tạo ra âm hưởng du dương, ngân vang

b, Cách sắp xếp này không thể tạo được dư âm cho câu văn

c, Cách sắp xếp này không thể tạo được nhạc tính cho đoạn văn.

3. Nhận xét tác phẩm về việc sắp xếp thứ tự từ trong câu:

Thể hiện trật tự nhất định của hiện tượng, sự việc, đặc điểm, hoạt động

- Nhấn mạnh đặc điểm, hình ảnh của sự vật, hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hòa trong ngữ âm của lời nói.

III. Luyện tập

a, Trật tự từ: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

- Đây là trật tự sắp xếp theo mốc thời gian lịch sử trước và sau với mục đích nhấn mạnh truyền thống yêu nước, chống lại giặc ngoại xâm có bề dày, trải qua các thời kì.

b,

- Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

→ Đảo trật tự từ: đảo bộ phận nhấn mạnh lên đằng trước phần hô ngữ với mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc.

- Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

→ Có mục đích tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang (từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu.

c, - Mật thám tôi cũng không sợ, đội con gái tôi cũng không cần.

→ Trật tự từ này nhằm tạo ra sự liên kết giữa câu phía sau với câu phía trước.