Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Ôn tập về luận điểm (trang 75 Ngữ văn 8 tập 2)

Ôn tập về luận điểm (trang 75 Ngữ văn 8 tập 2)

I. Khái niệm luận điểm

1. Luận điểm là:

a, Những tư tưởng, quan điểm và chủ trương cơ bản mà người viết hoặc nói nêu ra trong bài văn nghị luận.

2. Thực hành

a, Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta Bác Hồ có nêu các luận điểm:

- Khẳng định tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam nồng nàn, mạnh mẽ.

- Tự hào về truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ thời xa xưa.

- Những biểu hiện của tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).

- Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.

b, Những luận điểm được đưa ra đã đủ để bao quát luận điểm trong bài "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn. Vì trong bài Lý Công Uẩn đã nêu ra đầy đủ 2 luận điểm:

+ Lý do cần phải dời kinh đô.

+ Lý do xem thành Đại La là kinh đô bậc nhất của bậc đế vương.

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

1. a, Vấn đề được đặt ra trong bài "Tinh thần yêu nước" của người dân Việt Nam là: Phát huy tinh thần yêu nước (tinh thần truyền thống) trở thành hành động mạnh mẽ.

- Nếu Bác Hồ chỉ đưa ra một luận điểm duy nhất là " Đồng bào ta ngày nay có tình thần yêu nước nồng nàn" thì không thể đủ để làm sáng tỏ vấn đề.

b, Trong 'Chiếu dời đô', nếu Lý Công Uẩn chỉ chỉ ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô" thì mục đích của nhà vua cũng không thể đạt được.

- Vì nếu chỉ đưa ra luận điểm những triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì vấn đề chính là việc dời đô của nước ta sẽ không được thể hiện.

2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần phải giải quyết:

- Luận điểm cần phải rõ ràng, chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra.

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

1. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: " Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập" chọn hệ thống luận điểm (1) vì:

+ Luận điểm có tính đúng đắn.

+ Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.

+ Được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

IV. Luyện tập

Các luận điểm trong một bài văn nghị luận có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng các ý cũng phải rành mạch, không được trùng lặp. Luận điểm nêu trước là để chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để cùng dẫn đến lời kết luận.

Bài 1:

Luận điểm của phần văn bản đó không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không phải là "Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc, của đất nước và thời đại lúc bấy giờ".

Trong đoạn văn dưới đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc" vì:

Luận điểm chính của bài nằm ở chính câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, là một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa từng có bao giờ"

Các luận điểm sau làm cơ sở:

+ Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên mà là một người Việt Nam tận tụy có tâm hồn cao quý, thấu hiểu cho nỗi lòng của người dân.

+ Nguyễn Trãi là bậc khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.

+ Nguyễn Trãi xứng đáng được chúng ta khâm phục và quý trọng.

Bài 2:

- Các luận điểm được lựa chọn cần phải giải quyết được các vấn đề giáo dục chính là chìa khóa của tương lai. Những luận điểm không liên quan đến các vấn đề then chốt của tương lai thì cần phải lược bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ được vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần lược bỏ.

- Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như dưới đây:

+ Giáo dục luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm nén sự phát triển của xã hội.

+ Giáo dục càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại trong tương lai, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.

+ Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những người là chủ nhân của xã hội nhân loại trong tương lai.

+ Giáo dục chính là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học, tạo cân bằng môi trường sinh thái, điều chỉnh tỉ lệ dân số,… mang lại công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.