Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (trang 140 Soạn văn 8)

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (trang 140 Soạn văn 8)

I Đề văn thuyết minh và cách làm đề văn thuyết minh

1. Đề văn thuyết minh

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh gồm: con người, sự vật, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu đều có đầy đủ hai phần:

+ Phần nêu lên đối tượng cần phải thuyết minh: gương mặt trẻ của làng thể thao Việt Nam, một tập truyện, hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam, đôi dép lốp kháng chiến, chiếc áo dài…

+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

2. Cách làm bài văn thuyết minh

a, Đối tượng cần thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp

b, Lập dàn ý

+ Phần mở bài: từ đầu… nhờ sức người: giới thiệu về vai trò của chiếc xe đạp trong đời sống con người.

+ Phần thân bài: tiếp theo… một hoạt động thể thao: trình bày cấu tạo của từng bộ phận của xe

+ Kết bài: còn lại: khẳng định tầm quan trọng của chiếc xe đạp

c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo của chiếc xe đạp gồm 3 hệ thống chính:

+ Hệ thống chuyển động

+ Hệ thống chuyên chở

+ Hệ thống điều khiển

- Trình cấu tạo chiếc xe một cách hợp, mỗi hệ thống cũng được phân tích một cách rõ ràng và cụ thể.

d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu lên định nghĩa, dùng số liệu, nêu ví dụ minh họa, phương pháp liệt kê, phân tích.

Luyện tập

Bài 1:

Xây dựng dàn ý cho đề bài: "giới thiệu về chiếc nói lá Việt Nam. "

- Mở bài: giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam

- Thân bài: Trình bày cấu tạo của chiếc nón lá

+ Hình dáng của chiếc nón

+ Kích thước của chiếc nón lá

+ Nguyên liệu chính làm nón

+ Quy trình làm chiếc nón lá

+ Kể tên các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại Việt Nam

+ Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam

+ Ý nghĩa biểu tượng của chiếc nón lá.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.