Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Câu cầu khiến (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Câu cầu khiến (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

I. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

1. Trong đoạn trích cho trên câu cầu khiến là:

+ Đoạn (a) câu: " Thôi đừng lo lắng nữa. " và " Cứ về đi. "

+ Đoạn (b) câu: " Đi thôi con. "

- Đặc điểm hình thức: Có sử dụng các từ ngữ cầu khiến "Thôi", "đi".

- Câu cầu khiến ở các đoạn trên sử dụng với mục đích: đề nghị và yêu cầu

2. Cách đọc câu "Mở cửa! " trong (b) khác giọng điệu với cách đọc "Mở cửa. " trong câu (a).

- Câu "Mở cửa! " trong (b) dùng với mục đích yêu cầu, ra lệnh. "Mở cửa. " trong câu (a) dùng với mục đích trả lời cho câu hỏi " Anh đang làm gì đấy? "

II. Luyện tập

Bài 1:

- Các câu cầu khiến sử dụng các từ ngữ câu khiến "hãy" câu (a), từ " đi" câu (b), từ "đừng" ở câu (c).

- Câu (a) không có chủ ngữ, câu (b) chủ ngữ là "Ông giáo", câu (c) chủ ngữ là "chúng ta".

- Thêm hoặc bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến ở trên:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà dâng lên tiên vương. → Nội dung câu giữ nguyên vẹn, chủ thể cụ thể hóa hơn.

+ Hút trước đi → lược bỏ chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến diễn đạt mạnh hơn nhưng lại có phần khiếm nhã hơn.

+ Thay thế chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu có thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

Bài 2:

a, Thôi, bỏ ngay cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

→ Từ cầu khiến "đi", thiếu chủ ngữ.

b, Các em đừng khóc.

→ Từ cầu khiến là "đừng", chủ ngữ là "em".

c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

→ Ngữ điệu gấp gáp, khẩn trương. Thiếu chủ ngữ.

→ Sự có mặt hay vắng mặt của bộ phận chủ ngữ có liên quan đến hình thức thể hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

+ Có chủ ngữ câu cầu khiến có nghĩa lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

Bài 3:

Giống: đều đề nghị, yêu cầu người chồng cố gắng ngồi dậy ăn chút ít cháo.

Khác:

+ Câu (a) không có chủ ngữ, vậy nên ý nghĩa cầu khiến cũng không có sự lịch sự, trang nhã, chỉ có tính chất mệnh lệnh.

+ Câu (b) có chủ ngữ giúp câu cầu khiến có đối tượng rõ ràng, ý nghĩa nhẹ nhàng và lịch sự hơn.

Câu 4:

- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào hang của mình thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích để phòng thủ cho căn nhà mà Dế Choắt đang ở.

- Dế Choắt đã dùng câu hỏi để bày tỏ ý hỏi của Dế Mèn vì Dế Choắt rất tỏ ra khiêm nhường, Dế Choắt tự xem mình có vai giao tiếp thấp kém hơn Dế Mèn.

- Dế Choắt đã không đưa ra các câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách thông sang bên hang nhà anh! " hay " Đào ngay cho em một cái ngách"→ Bởi vì Dế Choắt là kẻ yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn nên cần phải lịch sự, lễ phép, không thể yêu cầu ra lệnh được.

Bài 5:

- Không thể dùng câu " Đi thôi con! " để thay thế cho câu "Đi đi con! " Bởi vì:

+ Câu cầu khiến "Đi thôi con! " như một lời giục dã, lúc này cả người nói và người nghe đều cùng thực hiện hành động là "đi".

+ Trong khi đó câu cầu khiến "Đi đi con! " như một sự nhắc nhẹ, động viên, khích lệ đứa con hãy vững tin, can đảm bước đi một mình.