Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (trang 125 Ngữ văn 8 tập 2)

Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (trang 125 Ngữ văn 8 tập 2)

I. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề bài: "Trang phục và văn hóa". Xây dựng dàn bài chi tiết. Tập hợp các suy nghĩ, các hình ảnh và các câu chuyện mà em đã được nghe, đọc, tích lũy được xung quanh vấn đề về trang phục trong đời sống.

II. Luyện tập

1. Định hướng làm bài

Trang phục và văn hóa là đề tài mở, có thể phát triển bằng nhiều hướng. Tuy nhiên cần phải có sự chọn lọc và sắp xếp các luận điểm một cách hợp lý, nếu không bài văn sẽ dễ rơi vào tình trạng dàn trải, lan man.

2. Xác lập luận điểm.

Nên đưa vào bài viết các luận điểm dưới đây:

Luận điểm 1: Gần đây cách ăn mặc của một số người đã có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước đây nữa.

Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng cách ăn mặc như vậy sẽ khiến bản thân trở thành người "sành điệu", "văn minh".

Luận điểm 3: Việc chạy theo các "mốt" thời trang ấy gây ra nhiều tác hại.

- Làm tiêu tốn nhiều thời gian của các bạn.

- Ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập.

- Gây tốn kém cho bố mẹ.

Luận điểm 4: Việc ăn mặc cần phải phù hợp với thời đại tuy nhiên cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh sống và truyền thống văn hóa của dân tộc.

3. Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả

- Yếu tố tự sự: Có thể kể và chỉ dẫn ra một số câu chuyện về việc ăn mặc chạy theo "mốt" dễ gây ra nhiều tác hại.

- Yếu tố miêu tả: Miêu tả các cách ăn mặc phù hợp, lịch sự, lành mạnh và hợp với truyền thống trong thế đối sánh với hình ảnh của các người ăn mặc đua đòi, lố lăng.