Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 95 Soạn văn 8)

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 95 Soạn văn 8)

Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

I- Dàn bài của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự

a, Đoạn văn trên có thể chia thành ba phần:

+ Mở bài: từ đầu… bao nhiêu món bày la liệt trên bàn: kể bao quát về ngày sinh nhật

+ Thân bài: tiếp… chỉ gật đầu không nói: kể về lí do đến dự sinh nhật muộn và món quà độc đáo của bạn.

+ Kết bài: còn lại: cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Tìm lần lượt và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về tiệc sinh nhật của Nga và món quà sinh nhật của Hằng.

+ Người kể chuyện là Nga, dùng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm có nhân vật: Nga, Tâm, anh Thành, Hằng và một số bạn cùng lớp.

+ Nga quý và rất lo lắng cho bạn

+ Hằng muốn dành cho bạn một điều bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

+ Ban đầu từ buổi tiệc sinh nhật, tất cả mọi người đều đến chỉ thiếu mỗi Hằng.

+ Đỉnh điểm của câu chuyện là Nga nhận ra “âm mưu” mà Hằng nói khi ổi mới ra hoa

+ Kết thúc câu truyện là tấm lòng chân thành của bạn hằng, người đã nâng niu, ấp ủ và tìm một món quà sinh nhật độc đáo cho bạn.

- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nhau:

+ Miêu tả cảnh tiệc sinh nhật

+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật đặc biệt là chùm ổi

+ Biểu cảm trong tiếng reo hò của Tâm, trong câu trách của Nga

+ Sự cảm động của Nga khi nhận được món quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo trình tự thời gian diễn ra buổi tiệc sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để kể lại cảnh ngày cây ổi mới ra hoa.

Luyện tập

Bài 1:

Từ truyện "Cô bé bán diêm", hãy lập thành một dàn ý cơ bản theo các gợi ý sau:

- Mở bài: giới thiệu khung cảnh trong ngày giao thừa, hoàn cảnh của cô bé bán diêm (đói rét mà không dám về nhà)

- Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mơ ước của cô bé bán diêm

+ Lần thứ nhất: em thấy lò sưởi

+ Lần thứ hai: thấy bàn ăn

+ Lần thứ ba: thấy cây thông No-el

+ Lần thứ tư: gặp bà

+ Em đã quẹt hết tất cả số diêm còn lại để níu giữ hình ảnh bà em

- Kết hợp với giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm (mỗi lần quẹt diêm, tất cả đều chỉ là ảo ảnh, và cảm giác của cô bé bán diêm.

Kết bài: mọi người rời khỏi nhà trong tâm trạng vui vẻ, họ nhìn thấy cô bé bán diêm đã chết vì lạnh

+ Họ không thể biết được em đã trông thấy điều kỳ diệu gì khi bật diêm

Bài 2:

Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể một kỉ niệm với người bạn thờ thơ ấu của em khiến em xúc động và nhớ mãi”

- Mở bài: Giới thiệu về người bạn thời thơ ấu và kỉ niệm đẹp khiến em xúc động và nhớ mãi.

- Thân bài: Kể lại kỉ niệm của hai người khiến em xúc động.

+ Câu chuyện đó diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

+ Điều ấn tượng và gây xúc động mạnh nhất (sử dụng yếu tố miêu tả)

- Kết bài: Vì sao em nhớ mãi kỉ niệm đó. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào đến tình cảm của em và người bạn đó, và những người xung quanh.