Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Ôn tập truyện kí Việt Nam (trang 104 Soạn văn 8)

Ôn tập truyện kí Việt Nam (trang 104 Soạn văn 8)

Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam

Bài 1:

Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã được học từ đầu năm học theo mẫu dưới đây:

Tên văn bản, tác giảThể loạiPhương thức biểu đạtNội dung chủ yếuĐặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học – Thanh TịnhTruyện ngắnTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảmNhân vật tôi nhớ lại các kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mình.Sử dụng dày đặc các hình ảnh so sánh độc đáo. Cách quan sát trong sáng, trẻ thơ hồn nhiên.
Trong lòng mẹ - Nguyên HồngHồi kíTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.Tình yêu thương và nhớ mẹ sâu sắc và niềm hạnh phúc vô bờ khi được gặp lại mẹ và trong lòng mẹ.Miêu tả một cách chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn thiết tha.
Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố.Tiểu thuyếtTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.Tố cáo những hũ tục và tội các của xã hội thực dân phong kiến. Ca ngợi vẻ đẹp trong tâm hồn, sức sống mãnh liệt, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật chị Dậu.Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách sinh động, chân thực.
Lão Hạc – Nam CaoTruyện ngắnTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.Số phận đau khổ và sự bế tắc của Lão Hạc – người nông dân nghèo khổ có lòng tự trọng cao, trong sạch, đáng kính và giàu lòng vị tha.Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo, miêu tả tâm lí một cách tinh tế và sâu sắc, cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, vừa có tính chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình.

Bài 2:

a, Những điểm giống nhau

Đều là các văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại (được sáng tác vào thời kì từ 1930-1945)

- Đề tài chủ yếu về là ề con người và cuộc sống trong cùng thời với tác giả

- Đều đi sâu vào việc miêu tả số phận cực khổ của những con người bị xã hội cũ vùi dập.

- Đều chất chứa tinh thần nhân đạo: tình yêu thương, trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ, tình cảm, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa, chà đạp lên cuộc sống của những con người bình thường

- Trân trọng và ca ngợi tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.

- Được viết dưới ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được nhiều khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.

b, Những điểm khác nhau

- Thể loại: nhà văn Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, nhà văn Nguyên Hồng viết thể hồi kí, nhà văn Nam Cao viết truyện ngắn

- Nhân vật: Nguyên Hồng sáng tác về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về hình ảnh người nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.

Bài 3:

Trong tất cả các nhân vật văn học tôi yêu thích nhất là nhân vật lão Hạc vì nhân cách trong sạch, lòng tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết của lão. Lão nông hiền lành đó đã chọn cách chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để giữ nhân cách, danh dự, nhân phẩm của mình còn hơn chấp nhận tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão thấy xót thương khi bất lực không thể tổ chức nổi đám cưới cho con trai, lão òa khóc như con nít, tự dằn vặt bản thân chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào số tiền để dành cho con trai… Chính xã hội thực dân phong kiến xưa đã đẩy lão hạc tìm đến cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những ví dụ điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân chân chất, hiền lành, chất phác, tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng đã để lại nhiều ám ảnh về số phận của người nông dân, số kiếp con người trong xã hội cũ …