Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Lão Hạc (trang 48 Soạn văn 8)

Lão Hạc (trang 48 Soạn văn 8)

Soạn bài: Lão Hạc - (Nam Cao)

Bố cục

Chia thành 3 phần:

- Phần 1: từ đầu … nó thế này đây ông giáo ạ: Sự dằn vặt, day dứt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

- Phần 2: tiếp theo … một thêm đáng buồn Lão Hạc đã gửi gắm tiền bạc, trông coi nhà cửa.

- Phần 3: còn lại: Cái chết của lão Hạc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

- Tình cảm của lão Hạc dành cho con Vàng:

+ Trân trọng và gọi con chó là cậu Vàng

+ Làm bạn với cậu Vàng cho tâm trạng khuây khỏa

+ Đối xử với cậu Vàng như con cháu trong nhà: cho cậu vàng ăn trong bát, gắp thức ăn cho, cưng nựng, chửi yêu...

- Tình thế khốn cùng bắt buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

+ Sau trận ốm nặng cộng với cơn bão đi qua khiến tình cảnh của lão Hạc rơi vào tình trạng "đói deo đói dắt"

- Diễn biến tâm lý của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng

+ Cố tỏ ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậc nước", "miệng mếu máo như trẻ con"

+ Lão Hạc vô cùng dằn vặt, đau đớn vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy mình tệ bạc khi lừa một con chó.

= > Lão Hạc là một người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão thường cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm sau khi bán cậu Vàng.

Câu 2:

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc:

+ Vì tình cảnh túng quẫn: đói deo đói dắt, nghèo túng, bần cùng

+ Lão Hạc không thể ăn phạm vào số tiền để dành cho con

+ Lão tìm đến cái chết để giải thoát số kiếp, và giữ lại số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo" sau đó mới tìm đến cái chết đã chứng tỏ:

+ Lão là người biết lo xa, có lòng tự trọng

+ Lão không muốn nhận sự giúp đỡ, không thể chấp nhận việc làm bất lương

+ Lão rất coi trọng danh dự, nhân phẩm hơn cả mạng sống

Câu 3:

- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán cậu Vàng thì thờ ơ, dửng dưng

- Khi lão Hạc khóc lóc vì bán chó thì thấy cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ lão

- Khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó: cảm thấy nghi ngờ, thoáng buồn

- Khi chứng kiến cảnh lão Hạc chết thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của một con người bình dị

= > "Ông giáo" đã trở thành người bạn thân thiết của lão Hạc, ông thấu hiểu và đồng cảm, dành một sự kính trọng cho lão Hạc

Câu 4:

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" rất bất ngờ, hoài nghi và cảm thấy rất thất vọng

+ Nhân vật "tôi" đã nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người nhân nghĩa, trung thực như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

+ Buồn vì cái nghèo đói có thể khiến con người bị tha hóa nhân cách (nghèo khổ có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa giống Binh Tư)

- Sau đó khi chứng kiến cái chết đau thương của lão Hạc, ông giáo lại cảm thấy buồn ở một khía cạnh khác.

+ Hóa giải được nỗi hoài nghi trong lòng nhưng lại cảm thấy buồn

+ Xót xa vì một người sống tử tế trung thực và nhân hậu như lão Hạc lại phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

Câu 5:

- Cái hay và hấp dẫn của truyện nằm ở cách kể chuyện và việc miêu tả tâm lý nhân vật.

+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó mà ông yêu quý

+ Sự thay đổi tình cảm, thái độ của ông giáo từ thờ ơ, dửng dưng đến đồng cảm, chia sẻ và kính trọng

- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp về phẩm giá, nhân cách dù họ có những nỗi khổ riêng

+ Lão Hạc giàu lòng tự trọng, trung thực, giàu tình thương

+ Ông giáo là người tử tế, biết chia sẻ, và đồng cảm với người có hoàn cảnh khó khăn.

- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng dường như đã hóa thân vào các nhân vật khác nên mang đến cho tác phẩm nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6:

- Đây là một phát hiện sâu sắc có tính triết lý:

+ Phải thật sự am hiểu, khám phá những phẩm chất tốt đẹp của con người, trân trọng con người

+ Con người chỉ bị những đau khổ vùi dập che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

+ Cần phải đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của người khác để hiểu, thông cảm và chấp nhận họ

- Là cách ứng xử tình nghĩa, nhân hậu xuất phát từ tình yêu thương con người.

+ Tránh những mâu thuẫn bằng việc thấu hiểu và bao dung.

Câu 7:

- Cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám:

+ Bị rơi vào cảnh bóc lột, đói nghèo, thiếu thốn, bần cùng hóa

+ Họ sống một cuộc sống khổ cực trong làng quê

+ Cuộc sống eo hẹp dần cho đến lúc kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất quý giá

+ Lương thiện, trong sạch và giàu tình yêu thương

+ Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ gìn phẩm giá quý giá của chính mình

+ Trong con người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh mãnh liệt của tình cảm, có thể đứng dậy phản kháng lại những bất công.