Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Trợ từ, thán từ (trang 70 Soạn văn 8)

Trợ từ, thán từ (trang 70 Soạn văn 8)

Soạn bài: Trợ từ, thán từ

I – Trợ từ

1.

- Nó ăn 2 bát cơm. -> thông báo sự việc một cách khách quan

- Nó ăn những 2 bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn 2 bát cơm là nhiều hơn so với bình thường.

- Nó ăn có 2 bát cơm -> đánh giá việc ăn 2 bát cơm là ít hơn so với mức bình thường.

2.

- Các từ "có" và "những" đều đi kèm với cụm từ "2 bát cơm" nhằm thể hiện mức độ đánh giá, nhấn mạnh để biểu thị sự vật hay sự việc được nhắc đến trong câu.

II- Thán từ

1. Các từ "a", "vâng" và "này" trong các đoạn trích dưới đây biểu thị:

+ Từ "này" gọi, để thu hút sự chú ý của người khác.

+ Từ "A" thể hiện cảm xúc tức giận khi phát hiện ra điều xấu đang ập đến

+ Từ "vâng" biểu thị sự lễ phép của người bề dưới đối với người bề trên.

2. Nhận xét về cách sử dụng các từ "a", "vâng" và "này" bằng cách lựa chọn các câu trả lời đúng:

a, Các từ ấy có thể tạo thành một câu độc lập

d, Các từ ấy có thể kết hợp với những từ khác để tạo thành một câu và thường đứng đầu câu.

Luyện tập

Bài 1:

Trong các câu sau đây, trợ từ là:

a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

c, Ngay tôi cũng không hề biết đến chuyện này.

e, Chị ấy đẹp ơi là đẹp

i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà cuối cùng anh vẫn quên.

Bài 2:

a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh tần suất tối thiểu, tới việc đã rất lâu rồi không nhận được một lời hỏi thăm, lá thư hay sự quan tâm của mẹ.

b, Trợ từ "nguyên" có tác dụng nhấn mạnh duy nhất chỉ một thứ. Trợ từ "đến" có tác dụng nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ "cả" có tác dụng nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ "cứ" thể hiện sự nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Bài 3:

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

Bài 4:

Các thán từ có nghĩa bộc lộ cảm xúc:

+ Ha ha: bộc lộ sự sung sướng, sảng khoái trước những phát hiện thú vị

+ Ái ái: tiếng thốt lên khi đột ngột bị đau (sự sợ hãi)

+ Than ôi: biểu thị sự tiếc nuối, đau buồn

Bài 5:

+ Ôi! Chú chuồn chuồn ớt thật đẹp làm sao.

+ Vâng, chiều nay em sẽ rửa bát giúp chị.

+ Trời ơi! Con làm gì mà ném đồ bừa ra nhà thế?

+ Than ôi, số phận éo le.

+ Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!

Bài 6:

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ "Gọi dạ bảo vâng".

+ Gọi dạ bảo vâng là để chỉ người biết lễ phép, có thái độ lễ phép, cung kính đối với người bề trên.

+ Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cần phải khiêm nhường, lễ độ, lễ phép.