Tổng kết phần văn (tiếp theo) (trang 144 Ngữ văn 8 tập 2)
So với văn bản nghị luận hiện đại, văn bản nghị luận trung đại có những điểm khác biệt:
- Cách diễn đạt cổ, từ ngữ cổ, các hình ảnh mang tính ước lệ, câu văn được viết dựa trên lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, dùng nhiều điển cố, điển tích. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra các loại theo mục đích và chức năng sử dụng, thường gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại.
- Nghị luận trung đại diễn tả rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "ý trời", đạo "thần chú", lí tưởng sống nhân nghĩa…
Ngược lại với các đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường được viết với lối viết giản dị, câu văn thường gần gũi với đời sống hằng ngày.
Bài 4:
Một số đặc điểm
- Có lí: Có luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ.
- Có tình: Bộc lộ được cảm xúc của người viết.
+ Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn nghị luận với mục đích thể hiện tình cảm một cách kín đáo dựa trên hệ thống lập luận.
+ Người viết cần phải biểu đạt được niềm tin, thái độ (phê phán, khẳng định) hay một khát vọng mạnh mẽ đối với các vấn đề được đề cập đến.
- Chứng cứ: Đưa ra được các sự thật hiển nhiên, xác đáng nhằm khẳng định luận điểm.
Phân tích văn bản "Chiếu dời đô" dưới góc nhìn thể loại:
- Có lí:
+ Luận điểm 1: Sự cần thiết và lý do cần thiết phải dời đô.
+ Luận điểm 2: Thành Đại La là nơi xứng đáng để đặt kinh đô của Đại Việt.
- Có tình: Sự tin tưởng của vua Lý Công Uẩn chắc chắn rằng thành Đại La là nơi thích hợp dựng nghiệp lớn.
+ Vua Lý Công Uẩn bày tỏ lòng xót thương cho vận nước, dân chúng bị hao tổn khi sống dưới hai triều Đinh, Lê vẫn khi còn đóng đô ở Hoa Lư.
- Có chứng cứ:
+ Viện dẫn các triều đại của Trung Quốc đã từng có những cuộc dời đô là thuận theo mệnh trời, hợp với lòng dân.
+ Vùng kinh đô Hoa Lư không còn là nơi thích hợp để phát triển đất nước vìtrăm họ phải hao tốn, vận nước ngắn ngủi, muôn vật không sinh sôi, tươi tốt.
+ Chỉ ra những lợi thế của thành Đại La và khẳng định việc nơi đây là địa điểm thích hợp nhất để đặt kinh đô.
Bài 5:
So sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt hình thức thể loại và mặt nội dung của 3 tác phẩm:
+ Giống nhau: Đều nói về tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ chính trực, thẳng thắn, dứt khoát của người viết được bộc lộ qua các câu văn hùng tráng.
+ Khác nhau: Chiếu dời đô: Bộc lộ được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của một dân tộc đang lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân giặc tàn ác.
Nước Đại Việt ta: Ý thức sâu sắc vế độc lập dân tộc, tự hào về dân tộc có chủ quyền.
Câu 6:
Văn bản "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một dân tộc độc lập, có chủ quyền và đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ "Sông núi nước Nam", bài "Nước Đại Việt" ta được phát triển một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm các yếu tố như truyền thống lịch sử anh hùng, nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng,…
Bài trước: Văn bản thông báo (trang 142 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Chương trình địa phương (phần tiếng việt) (trang 145 Ngữ văn 8 tập 2)