Phương pháp thuyết minh (trang 128 Soạn văn 8)
I- Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích lũy các tri thức để làm bài văn thuyết minh
a, Các văn bản thuyết minh đã được học (Tại sao lá cây có màu xanh lục, Cây dừa Bình Định, Huế, Con giun đất, Khởi nghĩa Nông Văn Vân) sử dụng những tri thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b, Để có được những tri thức đó chúng ta cần phải quan sát, chăm chỉ học tập, tích lũy thật nhiều kiến thức.
+ Quan sát không đơn thuần chỉ là nhìn mà là biết chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về hình thức và nội dung). Biết cách phân tích những đặc điểm của sự vật đó.
+ Vai trò của quan sát, học tập và tích lũy kiến thức chính là để làm cơ sở, tiền đề cho việc viết bài văn thuyết minh hay. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới có tính thuyết phục cao và hấp dẫn hơn.
c, Không thể dùng suy luận hay tưởng tượng thuần túy để viết bài văn thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh
a, Phương pháp nêu định nghĩa và giải thích
+ Trong các câu văn trên người viết thường dùng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp thêm tri thức về đặc trưng và bản chất của đối tượng.
+ Loại câu văn định nghĩa, giải thích trong thuyết minh có đặc điểm là thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất của đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê nhằm mục đích đưa ra hàng loạt số liệu, đặc điểm, tính chất của sự vật nào đó để khẳng định, nhấn mạnh đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê các lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa Bình Định đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh mang tính thuyết phục cao. Lấy dẫn chứng từ đời sống hay sách báo để làm rõ điều cần trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu lên ví dụ ở các nước phát triển xử phạt nghiêm đối với những người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng các con số có tính định lượng với mục đích giải thích, chứng minh, minh họa cho một sự vật hay hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn bản thuyết minh là so sánh hay đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó có tính trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, vẫn còn mới mẻ với mọi người với những hiện tượng, sự vật thông thường, dễ thấy, dễ gặp.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân tích, phân loại nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm của sự vật, đối tượng. Phương pháp này thường áp dụng với các đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra mỗi loại để trình bày.
Luyện tập
Bài 1:
- Bài viết về sự hiểu biết sâu sắc của người viết về vấn đề trình bày
Kiến thức y học:
+ Khói thuốc có nhiều chất độc.
+ Phế quản, nang phổi, vòm họng bị chất hắc ín có trong khói thuốc làm cho tê liệt.
+ Khói thuốc gây ra bệnh ho hen viêm phế quản.
+ Trong khói thuốc lá chứa chất đi-o-xin… làm giảm sút sức khỏe con người.
+ Khói thuốc ung thư phổi, ung thư vòm họng.
+ Chất ni-co-tin trong thuốc lá làm tắc động mạch, huyết áp tăng cao, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Sự hiểu biết về tâm lý xã hội và sự quan tâm đến vấn đề xã hội
+ Bệnh viêm phế quản… gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
+ Hút thuốc lá nơi công cộng… sinh con bị suy yếu
+ Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi tới ma túy… từ điếu thuốc.
-> Những hiểu biết trên được trình bày một cách đầy đủ và thuyết phục, chứng tỏ tác giả là một người có tầm am hiểu rộng và sâu sắc về khoa học, có trình độ chuyên môn về y học cao và có ý thức trách nhiệm bảo vệ xã hội.
Bài 2:
- Tác giả đã sử dụng các phương pháp thuyết minh trong bài viết để làm tăng tính thuyết phục và chân thực:
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại nguy hiểm của việc hút thuốc lá với uống rượu (Chắc hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu)
+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại chứa trong thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (trong khói thuốc chứa… sút kém)
+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đến các nước phát triển… người vi phạm.
Bài 3:
Văn bản thuyết minh "Ngã ba Đồng Lộc"
- Kiến thức:
+ Nêu lên vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc
+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong đã làm nhiệm vụ đào hầm, san lấp hố bom, để đảm bảo an toàn giao thông
+ Cô thanh niên xung phong La Thị Tám với lòng nhiệt tình cách mạng, mưu trí và dũng cảm.
- Phương pháp thuyết minh
+ Liệt kê: kể tên những việc làm của mười cô gái thanh niên xung phong.
+ Phương pháp nêu ví dụ: "3 lần bị bom nổ vui lấp… giao thông được thông suốt"
+ Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"
Bài 4:
Sự phân loại của lớp trưởng là rất hợp lý vì chỉ có ba nguyên nhân dẫn đến việc học yếu trong lớp:
- Có điều kiện học tốt nhưng tính ham chơi nên học lực yếu
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thường trốn học, đến lớp muộn nên học yếu.
- Kiến thức yếu, tiếp thu kém nên học yếu.
- Bạn chốt vấn đề bằng việc nêu lên ý tưởng của mình để giúp đỡ các bạn học yếu.