Nói giảm nói tránh (trang 108 Soạn văn 8)
I- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
1. Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có ý nghĩa gì? Tại sao người viết lại sử dụng cách diễn đạt đó?
+ "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và những người làm cách mạng đàn anh khác", "chẳng còn", " đi": đều có ý nghĩa chỉ về cái chết, mất.
+ Người nói, người viết muốn giảm nhẹ mức độ nặng nề, đau thương, ghê sợ của sự mất mát của cái chết.
2. Tác giả trong đoạn văn đã dùng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác vì từ bầu sữa là cách nói tránh thô tục, tế nhị mà vẫn gợi lên sự thân thương, ấm áp của tình mẫu tử.
3. Trong hai cách nói thì câu "Con dạo này không được chăm chỉ lắm" là cách nói tế nhị, nhẹ nhàng đối với người nghe.
Luyện tập
Bài 1:
Điền từ ngữ nói giảm nói tránh cho dưới đây vào chỗ trống.
a, Đi nghỉ
b, Chia tay nhau
c, Khiếm thị
d, Có tuổi
e, Đi bước nữa
Bài 2:
Câu có dùng cách nói giảm nói tránh:
a, Anh nên hòa nhã với mọi người xung quanh!
b, Anh không nên ở lại đây nữa!
c, Xin đừng hút thuốc trong phòng!
d, Nó nói như vậy là thiếu thiện chí
e, Hôm qua em có lỗi với chị, em xin chị tha lỗi.
Bài 3:
Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt 5 câu đánh giá trong các trường hợp khác nhau
- Em học chưa được tốt lắm.
- Con dạo này không được ngoan lắm.
- Chị nói chưa đúng lắm.
- Sức khỏe của em không được tốt lắm.
- Bạn ấy chưa được nhanh nhẹn lắm.
Bài 4:
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ tuy nhiên còn tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để dùng một cách hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần phải nói thẳng thắn, nói đúng với bản chất vấn đề thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh.