Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (trang 140 Soạn văn 8)
I Đề văn thuyết minh và cách làm đề văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh gồm: con người, sự vật, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu đều có đầy đủ hai phần:
+ Phần nêu lên đối tượng cần phải thuyết minh: gương mặt trẻ của làng thể thao Việt Nam, một tập truyện, hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam, đôi dép lốp kháng chiến, chiếc áo dài…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a, Đối tượng cần thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b, Lập dàn ý
+ Phần mở bài: từ đầu… nhờ sức người: giới thiệu về vai trò của chiếc xe đạp trong đời sống con người.
+ Phần thân bài: tiếp theo… một hoạt động thể thao: trình bày cấu tạo của từng bộ phận của xe
+ Kết bài: còn lại: khẳng định tầm quan trọng của chiếc xe đạp
c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo của chiếc xe đạp gồm 3 hệ thống chính:
+ Hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
- Trình cấu tạo chiếc xe một cách hợp, mỗi hệ thống cũng được phân tích một cách rõ ràng và cụ thể.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu lên định nghĩa, dùng số liệu, nêu ví dụ minh họa, phương pháp liệt kê, phân tích.
Luyện tập
Bài 1:
Xây dựng dàn ý cho đề bài: "giới thiệu về chiếc nói lá Việt Nam. "
- Mở bài: giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam
- Thân bài: Trình bày cấu tạo của chiếc nón lá
+ Hình dáng của chiếc nón
+ Kích thước của chiếc nón lá
+ Nguyên liệu chính làm nón
+ Quy trình làm chiếc nón lá
+ Kể tên các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại Việt Nam
+ Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam
+ Ý nghĩa biểu tượng của chiếc nón lá.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.
Bài trước: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (trang 135 Soạn văn 8) Bài tiếp: Chương trình địa phương (phần Văn - Kì 1) (trang 141 Soạn văn 8)