Dấu ngoặc kép (trang 142 Soạn văn 8)
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn - Kì 1)
1. Bảng thống kê
Tên tác giả | Năm sinh | Bút danh (nếu có) | Những tác phẩm chính |
Nguyễn Khải | 1930 | Xung đột (1953- 1962), Mùa lạc (1960), Chiến sĩ (1973), Gặp gỡ cuối năm (1982)… | |
Nguyễn Tuân | 1910- 1987 | Vang bóng một thời (1933), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… | |
Nguyễn Sen | 1920- 2005 | Tô Hoài | Hoàng Văn Thụ, Mười năm, Truyện Tây Bắc, Dế Mèn phiêu lưu kí, Tây Bắc |
Nguyễn Trung Thu | 1940 | Đêm Trường Sơn nhớ Bác (1996), Em hoặc không ai cả (1995), Kỉ niệm về lời ru buồn… | |
Nguyễn Đình Thi | 1924 | Bài thơ Hắc Hải (1959), Dòng sông trong xanh (1974), Người chiến sĩ (1956), … | |
Bế Kiến Quốc | 1949 | Chú ngựa mã sao (1979), Những dòng sông chung (1979), Dòng suối thần kì (1984)… | |
Phan Thị Thanh Nhàn | 1943 | Hương thầm (1973), Tháng giêng hai (1970), Chân dung người chiến thắng 1977)… | |
Trần Bích Lan | 1932 | Nguyên Sa | Gõ đầu trẻ, Thơ Nguyên Sa (1958), Mây bay đi… |
2. Bài thơ
Áo lụa Hà Đông
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng