Câu phủ định (trang 53 Ngữ văn 8 tập 2)
1. Các câu (b), (c), (d) có các từ "chưa", "không", "chẳng" khác về mặt hình thức so với câu (a)
- Câu (a) có nghĩa khẳng định về việc Nam đã đi Huế, còn câu (b), (c) và (d) lại có nghĩa phủ định điều đó.
2. Những câu có dùng từ ngữ phủ định:
+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. → nghĩa phủ định nhận định của người đưa ra nhận định trước đó là con voi "sun sun như con đỉa".
+ Đâu có! → phủ định nhận định hình dáng con voi chần chẫn như cái đòn càn.
- Mấy ông thầy bói có các câu có sử dụng từ ngữ phủ định để phản bác ý kiến của người đối thoại.
II. Luyện tập
Bài 1:
a, " Bằng những hành động đó, họ muốn cam đoan rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên cho việc giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
→ Có sử dụng từ ngữ phủ định "không có"
b, Câu phủ định bác bỏ: " Cụ cứ nghĩ thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu"
→ Ông giáo phủ định và bác bỏ ý kiến của lão Hạc (lão Hạc nghĩ con Vàng trách hận lão)
c, Câu phủ định bác bỏ: "Không, chúng con không còn đói nữa đâu. "
→ Phủ định bác bỏ suy nghĩ của nhân vật chị Dậu (các con đang đói)
Bài 2:
a, Dùng cách nói phủ định để phủ định "không phải là không" với mục đích thể hiện sự khẳng định.
- Câu chuyện đó có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang tưởng, nhưng vẫn có ý nghĩa.
b, Sử dụng cách nói phủ định của phủ định " không ai không tửng" nhằm khẳng định món hồng ngọc đỏ và hồng hạc vàng là 2 món ăn trong ngày Trung thu.
- Tháng tám, hồng hạc vàng, hồng ngọc đỏ, ai cũng đã từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả một mùa thu vào lòng vào dạ.
c, Sử dụng từ nghi vấn đan xen với từ phủ định "ai chẳng" nhằm khẳng định tuổi thơ ở Hà Nội ai cũng thích thú và muốn thưởng thức món sấu.
- Từng trải qua thời thơ ấu tại Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ lên nhìn tầng lá cao vút mà ngắm nhìn một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú cùng nhau nhấm nháp món sấu dầm bán ở trước cổng trường.
Bài 3:
- Nếu dùng từ "chưa" để thay thế cho từ "không": Dế Choắt chưa dậy được, chỉ nằm thoi thóp.
- Với từ ngữ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu là: Dế Choắt không thể dậy được nữa và nó sắp chết. Cách nói như vậy thuộc kiểu câu phủ định vĩnh viễn.
- Với từ phủ định " chưa" nghĩa của câu được hiểu là: Dế Choắt vẫn có thể gượng dậy. Đây là thuộc kiểu phủ định không hoàn toàn.
Bài 4:
a, Câu cảm thán có ý nghĩa phủ định
b, Câu cảm thán có ý nghĩa phủ định
c, Câu nghi vấn có ý nghĩa bác bỏ
d, Câu nghi vấn có ý nghĩa bộc lộ cảm xúc (ngao ngán)
Đặt các câu có ý nghĩa tương đương:
- Không xinh gì cả!
- Không có việc đó đâu!
- Bài thơ chẳng không hay.
- Cụ không biết đấy chứ tôi có sung sướng đâu.
Bài 5:
Không thể dùng từ "không" để thay thế từ cho "quên", không thể thay từ "chẳng " cho từ "chưa"
- Vì nghĩa của câu sẽ thay đổi hoàn toàn, không diễn đạt hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn quân giặc xâm lược đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.
+ Quên: biểu thị ý không nghĩ đến, không bận tâm tới. Đây không phải là từ ngữ phủ định
+ Không, chưa: dùng để biểu thị nghĩa phủ định.
Bài 6:
Mẹ: Con làm vỡ chiếc bình hoa này phải không?
Con: Dạ, không phải con mẹ ạ!
Mẹ: Không phải con làm vỡ thì còn ai vào đây nữa.
Con: Con mèo chạy lên bàn và làm đổ lọ hoa xuống sàn nhà mẹ ạ!
Bài trước: Thiên đô chiếu (trang 51 Ngữ văn 8 tập 2) Bài tiếp: Chương trình địa phương (phần văn) (trang 56 Ngữ văn 8 tập 2)