Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (hay nhất) > Câu ghép (trang 113 Soạn văn 8)

Câu ghép (trang 113 Soạn văn 8)

Soạn bài: Câu ghép

I. Đặc điểm của câu ghép

1. Câu có cụm C-V trong các câu in đậm:

2. Cấu tạo của các câu có hai cụm C-V:

3. Trình bày kết quả phân tích ở 2 bước trên vào bảng theo mẫu dưới đây

4. Trong các câu trên:

+ câu đơn: Tôi làm sao quên được….. bầu trời quang đãng.

+ câu ghép: Cảnh vật xung quanh tôi … tôi đi học.

II. Cách nối các vế câu

1. Các câu ghép trong đoạn trích ở mục I gồm:

+ Hàng năm, cứ vào dịp cuối thu…. buổi tựu trường.

+ Những ý tưởng đó…. không thenhớ hết.

2. Cách nối các vế câu ghép trên là:

+ Câu “Hàng năm…. buổi tựu trường. ” nối các vế với nhau bằng dấu phẩy và quan hệ từ “và”.

+ Câu “Những ý tưởng đó…. không nhớ hết. ”,nối các vế với nhau bằng dấu phẩy, quan hệ từ “và”, “vì”..

+ Câu “Cảnh vật xung quanh tôi … tôi đi học. ” các vế được nối bằng dấu phẩy, dấu hai chấm và quan hệ từ “vì”.

3. Một số ví dụ khác:

+ Mẹ tôi cầm cái nón vẫy tôi, chỉ vài giây sau, tôi đã đuổi kịp (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

→ nối câu bằng dấu phẩy.

+ Nhưng trông lão mặt cười như mếu và hai mắt lão ầng ậng nước, tôi chỉ muốn ôm choàng lấy lão và òa lên khóc (Lão Hạc – Nam Cao)

→ nối bằng từ “và”, “nhưng” và dấu phẩy.

III. Luyện tập

Bài 1:

a,

+ U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)

+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu thuế, thầy Dần mới được thả về với Dần chứ! (nối bằng dấu phẩy)

+ Sáng ngày người ta trói và đánh thầy Dần như thế, Dần có thấy thương không? (nối bằng dấu phẩy)

+ Nếu Dần không buông tay chị ra, chốc nữa ông lí đến đây, ông ấy trói luôn cả u, trói luôn cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)

b,

+ Cô tôi còn chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ mà khóc không thể ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)

+ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi như một vật, như hòn đá hay đầu mẩu gỗ, cục thủy tinh, tôi sẽ vồ ngay lấy mà cắn, mà nghiến, mà nhai cho đến khi nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy)

c, Tôi im lặng và cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thêm thắt lại, khóe mắt thấy cay cay. (nối bằng dấu dấu phẩy, hai chấm)

d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão là người quá lương thiện. (nối bằng quan hệ từ: “bởi vì”, “nên”)

Bài 2:

+ Vì Lan chăm học nên Lan đã giành được suất học bổng đi du học.

+ Nếu mẹ vắng nhà thì bố con tôi sẽ phải ăn mì.

+ Tuy sức nó yếu thật nhưng nó không hề ngại bất cứ việc gì.

+ Lan không những hát hay mà bạn ấy còn vẽ rất đẹp.

Bài 3:

- Lược bớt một quan hệ từ:

+ Lan chăm học nên bạn ấy đã giành được suất học bổng đi du học.

+ Sức nó yếu nhưng nó không bao giờ ngại làm bất cứ việc gì.

- Đảo lại trật tự các vế câu:

+ Bố con tôi sẽ phải ăn mì nếu mẹ vắng nhà.

+ Lan giành được suất học bổng đi du học vì bạn ấy rất chăm học.

Bài 4:

a, Mẹ nó vừa tới nơi nó đã đòi được đi về.

b, Tôi đi đến đâu con Lu cũng đi theo đến đấy.

c, Trời càng mưa to, đường làng càng lầy lội.

Bài 5:

a, Thay đổi thói quen dùng bao bì ni lông.

Túi ni lông cũng là một trong những vật dụng sửu dụng phổ biến trong đời sống nhưng nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng. Túi ni lông tiện dụng nên nhiều người ưa sử dụng, nhưng ít ai có ý thức dùng nó một cách hợp lý. Thực chất túi ni lông rất khó phân hủy, hoặc khi phân hủy cũng sẽ tạo ra một lượng lớn khí thải độc nên rất cần tìm ra các biện pháp khắc phục và hạn chế này. Chúng ta có thể sử dụng túi giấy an toàn, túi giấy vải, thân thiện với môi trường để thay thế túi ni lông.

b, Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.

Việc viết được một bài văn hay hay không là phụ thuộc rất nhiều vào bước lập dàn ý. Thực chất bước lập dàn ý cũng có tác dụng giống như một bản thiết kế xây dựng của các kỹ sư trước khi xây dựng một xông trình nào đó. Để bạn đảm bảo được độ mạch lạc xuyên suốt trong bài, các thông tin được sắp xếp một cách hợp lý nhất mà bạn cần lập dàn ý chi tiết. Trên thực tế rất nhiều bạn viết văn rất hay là nhờ vào việc chuẩn bị kỹ càng từ bước lập dàn ý. Trước tiên bạn cần phải đọc và hiểu được đề bài, gạch ra những từ khóa chính, sau đó lập ý. Từ việc có các ý chính bạn sẽ sắp xếp các ý chính theo trình tự logic các phần mở bài, thân bài, kết luận. Việc lập dàn ý chính là một trong các phương pháp hiệu quả để viết một bài văn hay và hoàn chỉnh.