Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư - trang 111 sgk Ngữ văn 7 Tập 1
Bản 1/ Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư (siêu ngắn)
Bố cục của bài gồm 2 phần:
- Phần 1 (Câu 1)- Tả núi Hương Lô
- Phần 2 (3 câu cuối) - Tả thác nước núi Lư.
Nội dung chính của bài thơ:
- Vẻ đẹp từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên và tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng của tác giả.
- Hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả: Từ trên cao, xa nhìn xuống thác nước
Vị trí này không thể quan sát chi tiết, cụ thể nhưng có thể nhìn bao quát, tổng thể
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Câu thơ thứ nhất tả thác nước lúc mặt trời chiếu rọi
- Hình ảnh ấy được miêu tả: Mặt trời chiếu vào thác nước trên đỉnh núi Hương Lô giống như một chiếc lò khổng lồ nghi ngút khỏi hương trầm tỏa lên bầu trời.
Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Câu thơ thứ hai: tác giả đã sử dụng thành công từ “quải” biến cái động thành cái tĩnh, để tả cảnh thác nước tuôn trào ầm ầm từ trên xuống biến thành một dòng sông rủ xuống bất động được treo lên giữa vách núi và dòng sông
Bản dịch thơ không dịch chữ “quải” khiến cho ý thơ kém sinh động
- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi chữ “treo”.
+ Tác giả dùng động từ phi (bay) và tính từ trực (thẳng) cùng phép nói quá để miêu tả thế nước chảy rất mạnh của dòng thác.
Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở tốc độ chảy nhanh, mạnh cho ta hình dùng một hế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo ra dòng chảy mạnh, huyền ảo
- Lối nói phóng đại ở câu thứ 4 lại tạo nên một hình ảnh chân thực tại vì ở đây, nhà thơ đứng giữa ranh giới giữa hư với thực, nhìn dòng thác mà tưởng tượng ra dải ngân hà giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống, từ đó khơi gợi cảm xúc thật trong lòng người đọc.
Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Nhà thơ Lý Bạch là người có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng, tự do
- Ông có tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, tha thiết, khát khao hòa mình cùng với thiên nhiên
Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Cách hiểu trong phần dịch nghĩa hay hơn tại vì cách dich này truyền tải được toàn bộ nội dung, ý đồ của người viết, làm nổi bật rõ nét vẻ hùng vĩ của dòng thác
Bản 2/ Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư (siêu ngắn)
Bố cục của bài gồm 2 phần:
- Phần 1 (câu đầu): tả núi Hương Lô
- Phần 2 (còn lại): tả thác nước núi Lư
Câu 1 (trang 111 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Đề bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố, vọng là nhìn từ xa xa ngắm. Câu 2 "Dao khan bộc bố quải tiền xuyên"" xa nhìn dòng nước treo trên dòng sông phía trước. Từ hai chi tiết trên để xác định điểm nhìn của tác giả với toàn cảnh. Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa ở một vị trí thấp hơn nhiều so với vị trí của thác
- Lợi thế
+ Thác núi Lư từ trên cao ba ngàn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế mới thấy toàn cảnh.
+ Trước mắt ông thác treo (quải) như dòng sông dựng ngược. Nét đặc biệt ở đây là dùng chiều dài để tả chiều cao và tĩnh hóa cái động.
Câu 2 (trang 111 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Câu 1 Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên (mặt trời chiếu sông Hương Lô sinh làn khói tía) câu thơ tả hình dáng ngọn núi Hương Lô, cái phông nền của dòng thác, phác họa toàn cảnh bức tranh đỉnh Hương Lô
+ Mây tụ thành tán như chiếc lò hương đặt trên đỉnh núi lớn
+ Nhà thơ không chỉ phác ra được cái thần cái hình của ngọn núi, mà còn làm nó thêm lung linh huyền ảo và tràn đầy sức sống
+ Cái mới mẻ mà Lí Bạch đem đến cho Hương Lô là chọn thời điểm đẻ miêu tả: núi Hương Lô lộ ra dưới ánh sáng mặt trời khi mà cảnh vật tràn đầy sinh khí
- Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu thơ sau: Hương Lô đã tạo nên một đường viền ở phía trên tuyệt đẹp làm phông nền cho thác nước.
Câu 3 (trang 111 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả. Cụ thể
+ Dao khan bộc bố quải tiền xuyên:
• Từ quải là từ quan trọng nhất là nhãn tự của bài thơ nhưng trong bản dịch lại không được dịch khiến câu thơ kém sinh động
• Ngắm từ xa thác nước trên cao đổ ầm ầm xuống như một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông
+ Phi lưu trực há tam thiên xích: câu thơ từ tĩnh chuyển sang động ta không chỉ thâdy hình ảnh của dòng thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô:
• Phi lưu (chảy như bay) gợi người đọc mường ượng một thế núi cao.
• Trực há (thẳng xuống) gợi lên một sườn núi dốc đứng
• Tam thiên xích là con số ước lệ khoa trương như đọc lên vẫn thấy chân thực lạ thường
+ Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên: là sự kết hợp tài tình giữa thực và ảo làm nên cảm giác bay bổng lạ kì của nhà thơ
Câu 4 (trang 112 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy những nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ:
+ Một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt
+ Hình ảnh thác núi Lư đẹp kì vĩ tráng lệ đủ thấy tâm hồn lãng mạn và bay bổng, biểu lộ ước vọng khao khát mạnh mẽ về lẽ sống
Câu 5 (trang 112 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Về cách hiểu câu thứ hai
+ Ở bản dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước
+ Ở chú thích: Đứng trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt
- Cách hiểu thứ hai bay bổng lãng mạn hơn nên được yêu thích hơn
Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Soạn văn 7(cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Từ đồng nghĩa - trang 115 sgk Ngữ văn 7 Tập 1