Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Mẹ tôi - trang 11 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Mẹ tôi - trang 11 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Mẹ tôi (siêu ngắn)

Bố cục của bài Mẹ tôi gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Đọc thư tôi xúc động vô cùng”: Những suy nghĩ của En-ri-cô khi nhận được thư của bố.

- Phần 2: Còn lại: Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử.

Nội dung chính của bài

Văn bản là một bức thư của một người bố viết cho con để khiển trách và răn dạy đứa con về hành động vô lễ đối với mẹ. Trong bức thư, với lời lẽ vừa cứng rắn, vừa dịu dàng yêu thương, bố đã giúp người con nhận ra sai lầm của mình và thấu hiểu sâu sắc tình yêu thương mà mẹ dành cho con.

Qua văn bản, tác giả muốn giáo dục những đứa con phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ.

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” tại vì:

- Nội dung mà bức thư đề cập đến là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ tức giận và buồn bã. Ông có thái độ như vậy bởi En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm.

- Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:

+ “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”

+ “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"

+ “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "

+ “... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”

+ “... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”

+ “... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Trong truyện, hình ảnh người mẹ của En-ri-cô không hiện lên trực tiếp mà hiện lên gián tiếp qua lời kể của bố En-ri-cô

+ Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

Người mẹ của En-ri-cô là một người nhân hậu, hết lòng vì con, yêu thương con vô hạn.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Điều khiến cậu bé En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:

a. Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c. Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d. Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Câu 5 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô là vì:

- Lời trách phạt, bảo ban của người bố đối với con là những điều kín đáo, tế nhị không nên nói trực tiếp.

- Việc viết thư gửi cho người con sẽ giúp cậu bé đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình

- Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần, suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Học sinh lựa chọn 1 đoạn văn bất kì trong bài nói về tình cảm và sự quan trọng của người mẹ đối với con sau đó học thuộc

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên được những giọt nước mắt của mẹ ngày hôm đó đã chảy xuống vì tôi. Đó là năm tôi học lớp 8, khi bố mẹ tôi thường xuyên vắng nhà bởi công việc bận rộn tôi đã đua đòi theo bạn bè xấu mà sống buông thả bản thân. Tôi sa chân vào những quán nét, tập tành hút thuốc và thậm chí còn trốn học. Lực học của tôi giảm sút trông thấy, cô giáo rất lo lắng và liên lạc với bố mẹ tôi. Khi mẹ tôi biết chuyện, mẹ rất buồn và sửng sốt bởi trước nay tôi là một đứa con ngoan và rất vâng lời. Buổi tối hôm đó, mẹ đã gọi riêng tôi vào phòng để nói chuyện, mẹ đã khóc rất nhiều, những giọt nước mắt của mẹ như những nhát dao đâm vào tim tôi. Tôi biết mình đã sai, từ khi ấy tôi quyết tâm thay đổi bản thân để trở thành người con ngoan.

Bản 2/ Soạn bài: Mẹ tôi (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến xúc động vô cùng): Lời tự bộc lộ của đứa con

- Phần 2 (Còn lại. ): Tình cảm và thái độ của người cha khi thấy con mắc lỗi và nhắc cho cậu nhớ tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng.

Tóm tắt nội dung chính của bài

Cậu bé En-ri- cô đã thiếu lễ độ với mẹ. Người bố biết chuyện liền viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa tức giận vừa yêu thương. Trong thư bố đã nói về tình yêu thiêng liêng và sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Những điều này đã khiến En-ri-cô vô cùng ân hận.

Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sở dĩ tác giả lấy nhan đề là Mẹ tôi vì nội dung thư nói lên công lao khó nhọc, sự hi sinh và tình cảm của người mẹ đối với người con

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là nghiêm khắc và buồn bã.

- Dựa vào lời lẽ trong bức thư có thể nhận ra được điều đó, có thể trích ra một số câu như:

+.... như một nhát dao đâm vào tim bố vậy

+...... bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó

+..... thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ

+.... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

- Lý do khiến ông có thái độ như vậy là vì ông để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm En – ri-cô có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ.

Câu 3 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Một số chi tiết, hình ảnh nói về mẹ của En-ri-cô:

+ Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh

+ Mẹ đã hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con

- Qua đó có thể thấy, mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời

Câu 4 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Các lí do khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố bởi vì:

+ Bố đã gợi lại nững kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

+ Những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

+ Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

+ En-ri-cô thấy hối hận

+ Tình yêu mẹ đang trào dâng trong En-ri-cô

Câu 5 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư vì:

+ Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được bằng lời

+ Nói những vấn đề nà qua thư khiến người con đỡ xấu hổ tự ái, không mất đi lòng tự trọng trước mặt cha mình

+ Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy ngẫm thấm thía những điều trong thư

+ Cũng có thể hai cha con không có điều kiện gặp nhau nhiều

Luyện tập

Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Học sinh có thể lựa chọn đoạn văn sau để đọc sau đó học thuộc:

"Dù có khôn lớn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu ớt và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ lại những lúc làm cho mẹ đau lòng...... Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh.... Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó"

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đoạn văn tham khảo

Trong cuộc đời của mỗi con người ai trong chúng ta cũng đã từng mắc sai lầm. Và em cũng vậy, em cũng đã từng làm cho cha mẹ lo lắng, buồn và thất vọng. Nhớ hôm đấy, do nhận lời mời đi chơi với Mai, em đã nói dối mẹ là đi học. Bước ra khỏi nhà em đã rất vui mừng chạy ngay đến nhà Mai. Do mải chơi em đã quên mất giờ về, đến lúc nhận ra thì đã 12 giờ trưa. Em vội vã chào tạm biệt Mai và ra về, dọc đường đi về em gặp mẹ đang lo lắng đi tìm em. Mẹ hỏi em rõ nguyên do em đã thú thật với mẹ. Em nghĩ mẹ sẽ mắng và đánh em. Nhưng mẹ chỉ ân cần khuyên bảo em nhẹ nhàng. Từ lần đó trở đi em tự hứa sẽ luôn thành thật và không bao giờ làm cho mẹ đau lòng và lo lắng về mình nữa.