Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh - Soạn Văn 7 (cực ngắn)
Bản 1/ Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (siêu ngắn)
I. Chuẩn bị ở nhà
Câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sáng khôn” ý muốn nói khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, học hỏi được điều hay, tránh xa những điều dở, biết được cách ứng xử trong cuộc sống sẽ giúp trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn. Kiến thức trong sách vở chỉ là lí thuyết, chính thực tế cuộc sống mới cho ta được thực hành. Giống như Bác Hồ, muốn cứu nước Bác phải tìm đường ra đi, bôn ba khắp năm châu bốn bể mới có thể tìm ra chân lí cách mạng. Thế nhưng đi phải song song với việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo mới có thể làm nên thành công. Câu tục ngữ này chính là chân lí, là lẽ sống cho thế hệ trẻ hiện nay.
Đề 2:
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết, đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó. Nhắc đến ý nghĩa văn chương, có ý kiến cho rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”. Thật vậy, cuộc sống muôn màu với sự vận động chảy trôi, văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng. Sống trong thời kì hiện đại nam nữ bình đẳng, chúng ta đâu biết tới thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, chúng ta cũng đã phải khóc than cho số phận của những người đẹp tài sắc nhưng số phận hẩm hiu. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"Cuộc chia tay của những con búp bê". Văn chương thật kì diệu, nó đem đến trong lòng người những tình cảm thật đẹp, hãy luôn yêu quý và trân trọng nó
Đề 3:
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương.... luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, có những tình cảm, cảm xúc sẵn có trong mỗi người nhưng nhờ có văn chương mà nó trở nên sâu sắc hơn. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống và phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.
Đề 4:
Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.
Đề 5:
Bác Hồ - vị cha già của dân tộc luôn sống mãi với non sông, sống trong trái tim con người Việt Nam. Cuộc đời Bác dành trọn tình yêu cho dân tộc, cho các anh chiến sĩ, cho những người nông dân và đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em. Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.
Đề 6:
Là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng Bác Hồ có một lối sống vô cùng giản dị, yêu thiên nhiên, cây cối. Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây. Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ,... Hằng năm, vào mỗi mùa xuân, Bác còn phát động ngày lễ trồng cây trong cả nước để cho đất nước “càng ngày càng xuân”.
Đề 7:
Sách là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Đọc sách là để bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân giúp bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Thế nhưng chúng ta cần phải biết chọn sách mà đọc. Phải tìm đọc những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, trình độ và nhu cầu của mình. Đọc những cuốn sách không phù hợp sẽ khiến cho ta khó tiếp thu, ảnh hưởng đến nhận thức và tâm hồn của bản thân. Chính vì thế phải biết chọn sách mà đọc
Đề 8:
Con người chúng ta ai ai sống cũng phải đặt mình vào một môi trường. Chính vì thế bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta. Môi trường bao gồm cả yếu tố tự nhiên và xã hội, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi chúng ta. Một môi trường sống tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để con người duy trì sức khỏe, phát triển nhân cách, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn. Thế nhưng, thực tế hiện nay môi trường của chúng ta đang bị phá hoại nặng nề. Môi trường tự nhiên đang bị đe dọa nặng nề khi không khí bị ô nhiễm, rừng bị chặt phá, chất độc hại thải ra sông ngòi, biển cả, rác thải vứt bừa bãi ra đường,... kéo theo đó là những hiểm họa do thiên tai, bão lũ đã gây ra bao đau thương cho con người. Ngay bây giờ, mỗi người cần phải nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải có những hành động răn đe cứng rắn đối với những kẻ phá hoại môi trường.
Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (siêu ngắn)
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề: Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Tham khảo đoạn văn sau:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. Quả đúng như vậy tự bao đời nay văn chương vẫn âm thầm làm cái công việc thiêng liêng ấy của nó. Không có văn chương tình cảm con người sẽ chẳng bao giờ phong phú và phức tạp đến thế. Có lẽ nó chỉ gói gọn trong bốn chữ yêu, ghét, hận, thù. Văn chương đã làm trái tim ta được rộng mở để đập lên từng nhịp ý nghĩa hơn. Tuổi thơ của ta lớn lên với những câu chuyện cổ tích của bà của mẹ. Từng trưa hè oi ả, từng đêm đông giá lạnh bên cánh võng dưới hiên nhà ta đi vào giấc mơ cùng cách cò, cánh vạc, cùng cô Tấm dịu hiền, chàng Thạch Sanh dũng cảm,... để rồi biết sống yêu thương tình nghĩa thủy chung, biết yêu cái thiện cái đẹp, ghét cái giả dối xấu xa, tàn ác. Lớn thêm một chút được đi học, biết đọc biết viết, từng bước một ta bước chân vào thế giới văn chương ta lại được gây nên biết bao tình cảm khác. Có ai không một lần ao ước được đến thăm Côn Sơn với đá rêu phơi, với suối chảy rì rầm mà nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Thử hỏi không có những vần thơ của Nguyễn Trãi ta sao có được tình cảm ấy! Có cảm giác nào thú vị hơn được thả hồn vào những chuyến phiêu lưu kì thú của những chú dế mèn, dế chũi,.... Qủa thực Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài đã viết nên trong ta tình yêu cuộc sống khát khao khám phám, chinh phục, mạo hiểm,...
II. Thực hành trên lớp
Bài trước: Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận - trang 66 sgk Ngữ văn 7 Tập 2