Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh - Soạn Văn 7 (cực ngắn)

Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh - Soạn Văn 7 (cực ngắn)

Bản 1/ Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh (siêu ngắn)

a.

- Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết nhớ đến công ơn những người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ hôm nay.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Khi ăn những trái thơm ngọt lành phải biết nhớ đến người trồng nó

“Uống nước nhớ nguồn”: Khi uống những dòng nước mát phải biết nhớ đến cội nguồn của nước.

- Lập luận chứng minh ở đây:

+ Giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ

+ Đưa ra các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề bằng dẫn chứng lí lẽ.

+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.

b. Đạo lí trong hai câu tục ngữ có nội dung thể hiệu lòng biết ơn, tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.

c. Những biểu hiện.

- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên: giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch, giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.

- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa: tưởng nhớ, biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha ông.

- Những ngày: Thương binh liệt sĩ, nhà giáo Việt Nam, quốc tế Phụ nữ tôn vinh những người có công lao với đất nước, xã hội.

- Người Việt Nam không thể sống thiếu những phong tục, lễ hội ấy bởi nó in sâu trong tiềm thức, văn hóa người Việt

d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ: lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người, là truyền thống đạo lí cao đẹp, của dân tộc Việt Nam, là tấm gương để soi đường cho những hành động, việc làm của bản thân

Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh (siêu ngắn)

I. Chuẩn bị ở nhà

Gợi ý:

a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả từ họ

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn đều dùng hình tượng gợi liên tưởng quả và cây, nước và nguồn có quan hệ nhân quả nhắc nhở vấn đề nghị luận đã nêu trên

- Lập luận chứng minh ở đây:

+ Trước hết giải thích ngắn gọn câu tục ngữ

+ Đưa ra các luận điểm phụ chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng

+ Rút ra bài học

b. Đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn là biểu hiện của lòng biết ơn ân tình thủy chung giàu tình cảm của dân tộc ta. Được thừa hưởng những giá trị ngày nay chúng ta phải biết ơn kính trọng thế hệ đi trước đã gây dựng, gìn giữ và phát triển những giá trị ấy

c. Những biểu hiện

- Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:

+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch

+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương

- Ngày cúng giỗ trong gia đình giàu ý nghĩa

+ Nhớ tới ông bà cha mẹ những người đã khuất

+ Nhớ công ơn sinh thành vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng hôm nay

+ Để cho người đang sống nhận ra những gì làm tốt hoặc chưa tốt

- Những ngày:

+ Thương binh liệt sĩ: nhớ ơn những người có công với nước

+ Nhà giáo Việt Nam: nhớ ơn thầy cô

→ Tất cả là những biểu hiện sâu sắc cho ý nghĩa của câu tục ngữ, là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc

d. Đạo lí đã gợi dậy những suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn- nét đẹp trong nhân cách làm người

- Nó là tấm gương để soi chiếu rèn rũa bản thân

- Tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa

♣ Viết đoạn văn

- Đoạn mở bài

Với hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam là một dân tộc có bề dày văn hóa với những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Từ xưa tới nay dân tộc Việt Nam luôn sống như thế.

- Đoạn kết bài

Như vậy có thể nói rằng đạo lí sống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn từ lâu đã thấm đượm trong mỗi con người Việt Nam. Lớp thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần giữ gìn và phát huy hơn nữa đạo lí sống cao đẹp ấy.

II. Thực hành trên lớp