Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Qua đèo ngang - trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Qua đèo ngang - trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Qua đèo ngang (siêu ngắn)

Bố cục của bài Qua đèo ngang gồm 2 phần:

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh đèo ngang khi chiều về.

- Phần 2 (còn lại): Nỗi lòng của nhà thơ.

Nội dung chính của bài

- Cảnh tượng đèo Ngang hoang sơ, mênh mông, rợn ngợp

- Nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

- Ngôn ngữ trang nhã, cách đảo trật tự cú pháp câu, sử dụng lối chơi chữ

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bài thơ Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đặc điểm:

+ Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ

+ Hiệp vần ở chữ cuối các câu 1,2,4,6 và 8.

+ Đối: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả trong buổi chiều tà

- Đây là thời điểm dễ gợi cho người ta một nỗi buồn, gợi thương, gợi nhớ, chính vì vậy mà tác giả dễ dàng bộc lộ nỗi buồn, sự cô đơn của mình.

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Cảnh đèo Ngang được miêu tả qua những chi tiết:

- Không gian: Rộng lớn, hoang sơ, rậm rạp, vắng vẻ

- Thời gian: Chiều tối

- Cảnh vật: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà,

- Âm thanh: có tiếng chim cuốc và chim đa đa

- Cuộc sống con người: có vài chú tiều phu dưới núi, lác đác mấy ngôi nhà, cái chợ

- Các từ láy lác đác, lom khom: Gợi lên sự thưa thớt, ít ỏi.

- Từ tượng thanh nhà nhà, gia gia: Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang: là một cảnh tượng đẹp, hùng vĩ nhưng hoang sơ, buồn vắng, hiu quạnh và thiếu sự sống của con người

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Buồn, cô đơn, nhớ nước, thương nhà

- Cách thể hiện trực tiếp:

- Cách thể hiện gián tiếp:

+ Tác giả mượn cảnh đèo Ngang hùng vĩ, hoang vắng, hiu quạnh vật để giãi bày tâm trạng buồn, cô đơn

+ Mượn tiếng để gợi nỗi nhớ nước, thương nhà.

- Cách thể hiện trực tiếp: Ở câu thơ cuối, biểu cảm trực nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm kín, hướng nội của tác giả

Câu 6 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau:

Cảnh càng rộng lớn thì con người càng cô đơn nhỏ bé.

Làm cho nỗi buồn, sự cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Hàm nghĩa của cụm từ "ta với ta":

- Bà Huyện Thanh Quan bước tới Đèo Ngang bắt gặp một không gian núi non trùng điệp, biển cả mênh mông. Trước không gian to lớn, vô hạn của vụ trụ con người nhỏ bé, mong manh.

- Ta với ta – chính là việc con người đối diện với sự cô đơn của mình. Hai ta mà là một, sự cô đơn trở nên tuyệt đối.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Học thuộc lòng bài thơ

Bản 2/ Soạn bài: Qua đèo ngang (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 2 phần

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh đèo Ngang khi chiều về

- Phần 2 (còn lại): Nỗi lòng nhà thơ

Câu 1 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ Qua đèo ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Dấu hiệu:

+ Bài thơ có tám câu mỗi câu bảy chữ hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1,2,4,6,8)

+ Có phép đối ở các cặp câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6

Câu 2 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (trời đã về chiều, ngày sắp tàn)

- Thời điể đó có những lợi thế rất lớn khi bộ lộ tâm trạng cô đơn của tác giả khi qua đèo ngang

+ Thời điểm nay thường dễ gợi buồn cho lòng người vì đó thường là thời gian con người được sum họp cùng gia đình trong khi mình lại cô đơn nơi này

+ Ca dao dân ca cũng rất hay lấy cảnh chiều để gợi tâm trạng

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Câu 3 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cảnh đèo Ngang được miêu tả bằng những chi tiết

+ Cỏ cây, hoa lá, tiếng chim cuốc

+ Lác đác mấy, vài chú tiều

+ Các từ láy lom khom, lác đác các từ tượng thanh quốc quốc gia gia được dùng khéo léo giàu khả năng gợi hình biểu cảm

Câu 4 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Qua miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan cảnh tượng đèo Ngang hiện lên với bức tranh thiên nhiên hoang sơ bát ngát núi đèo có sự sống con người nhưng vắng lặng, qua đó bộc lộ tâm trạng cô đơn u buồn của tác giả

Câu 5 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Khi qua đèo Ngang tâm trạng tác giả thấy cô đơn hoài cổ trong nỗi nhứ nước thương nhà thấm đậm tâm hồn.

- Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức

+ Mượn cảnh nói tình (cảnh chiều tà ở đèo Ngang, tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà)

+ Trực tiếp tả tình: câu thơ cuối bài (Một mảnh tình riêng ta với ta)

Câu 6 (trang 104 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh trời non nước bao la ở đèo Ngang khác với nói mảnh tình riêng ttrong không gian chật hẹp ở chỗ nó thể hiện tương quan đối lập: trời non, nước càng bao la càng rộng thì mảnh tình riêng càng nặng nề u uất

Luyện tập

Bài 1 (trang 104 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hàm nghĩa của cụm từ ta với ta: hai từ ta ở đây đều chỉ tác giả chỉ có mình tác giả. Qua đó khắc sâu hơn nữa tâm trạng cô đơn trống trải u buồn giũa thiên nhiên đất trời mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ của Bà Huyện Thanh Quan