Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - trang 123 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Soạn bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - trang 123 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (siêu ngắn)

A. Những kiến thức cần nhớ

- Dấu chấm lửng dùng để:

+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

+ Thể hiện chỗ lời bỏ ngỏ hay ngập ngừng, ngắt quãng

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

- Dấu chấm phẩy dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

B. Hướng dẫn soạn bài

I. Dấu chấm lửng

1. Ý nghĩa dấu chấm lửng trong câu:

- Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.

- Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá hoảng sợ.

- Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ bưu thiếp

2. Kết luận: Dấu chấm lửng dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

- Thể hiện chỗ lời bỏ ngỏ hay ngập ngừng, ngắt quãng

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy

1. Dấu chấm phẩy dùng để:

a. Tách hai vế của câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa, vế sau giải thích theo ý nghĩa cho vế trước.

Trong câu trên có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy

b. Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.

Ta không thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy

2. Kết luận: Dấu chấm phẩy dùng để:

- Tách hai vế của câu ghép.

- Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Biểu thị lời nói ngập ngừng ngắt quãng do sợ hãi, lúng túng

b. Biểu thị câu nói còn bị dở

c. Tỏ ý còn nhiều đối tượng chưa liệt kê hết

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập

b. Ngăn cách hai vế câu trong câu ghép

c. Ngăn cách hai tập nhóm từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Xưa nay, xứ Huế được xem là cái nôi của những làn điệu dân ca mượt mà như hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, hò lơ, hò ô, xay lúa, lí hoài nam, nam ai, nam bình,... Trong đó ca Huế trên sông Hương được xem là hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã nhất. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca; nhạc cung đình hòa hợp. Chính vì thế các điệu ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi. Thưởng thức ca Huế trong không gian buổi đêm tĩnh mặc, dưới dòng Hương giang dát vàng ánh trăng giống như được đắm chìm trong thế giới tiên cảnh. Người nhạc công tài hoa dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả, ngón bấm… nhịp nhàng uyển chuyến tấu lên những hoan khúc làm xao động lòng người.

Bản 2/ Soạn bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (siêu ngắn)

I. Dấu chấm lửng

1. Chức năng của dấu chấm lửng trong các ví dụ

a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê

b. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi, quá hoảng sợ

c. Dấu chám lửng có chức năng làm giảm nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ bưu thiếp

2. Công dụng của dấu chấm lửng

- Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa được liệt kê

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng

- Làm giảm nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm

II. Dấu chấm phẩy

1. Chức năng của dấu chấm phẩy trong ví dụ

a. Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa vế sau giải thích thêm ý nghĩa cho câu trước

- Có thể thay bằng dấu phẩy vì nó là hai vế đẳng lập của câu ghép

b. Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận các tầng bậc ý trong khi liệt kê

- Không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy

2. Công dụng của dấu chấm phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phân trong một phép liệt kê phức tạp

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 123 Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng do sợ hãi lúng túng

b. Biểu thị câu hỏi bị bỏ dở

c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ

Bài 2 (trang 123 Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

c. Ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.

Bài 3 (trang 123 Ngữ Văn 7 Tập 2): Đoạn văn tham khảo

Tự bao đời nay nhắc tới Huế người ta không thể quên ca Huế trên sông Hương. Sự phong phú đa dạng về các điệu hò: hò đưa linh, hò giã gạo,.. ; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam,... chính là dấu ấn sâu đậm tạo nên nỗi nhớ nhung trong lòng mỗi người khách thăm Huế. Đến Huế mà không nán lại một đêm để nghe những lời ca tao nhã và đầy quyến rũ ấy thì thật là uổng phí!