Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Cách làm văn lập luận chứng minh - Soạn Văn 7 (cực ngắn)

Soạn bài: Cách làm văn lập luận chứng minh - Soạn Văn 7 (cực ngắn)

Bản 1/ Soạn bài: Cách làm văn lập luận chứng minh (siêu ngắn)

Kiến thức cần nhớ:

- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: Tìm hiểu đề và tìm ý – lập dàn ý – viết bài – đọc lại và sửa lỗi.

- Dàn bài:

+ Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh

+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.

Nội dung bài học

- Em sẽ làm theo các bước:

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc lai và sửa lỗi.

- So sánh:

+ Giống nhau: Luận điểm chính đều là khuyên răn con người sống phải có ý chí, nghị lực, niềm tin

+ Khác nhau:

• Trong cách thức diễn đạt: Đề văn mẫu luận điểm được nêu ra trực tiếp ngay trong câu tục ngữ, 2 đề văn này luận điểm được thể hiện qua cách nói ẩn dụ, hình ảnh.

• Trong nội dung thể hiện: “Có chí thì nên” thiên về khẳng định quyết tâm của con người, “có công mài sắt có ngày nên kim” thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc. Bài thơ Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm, nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.

Bản 2/ Soạn bài: Cách làm văn lập luận chứng minh (siêu ngắn)

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

II. Luyện tập

- Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu: có chí thì nên

- Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau:

+ Đề 1: lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân có công mài sắt là có chí và một kết quả cụ thể có ngày nên kim tức là thì nên

+ Đề 2: hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ, hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng diệu kì của chí

- Làm theo các bước như sau

Đề 1

A, Mở Bài: giới hiệu vấn đề: có công mài sắt có ngày nên kim

B, Thân Bài:

- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: có chí phấn đấu chăm chỉ rèn luyện ắt có ngày thành công

- Chứng minh câu tục ngữ

+ Mọi việc đều cần sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng của bản thân mới đem lại hiệu quả

+ Thành quả luôn là phản lực tương đương của công sức ta đã bỏ ra

+ Lười nhác chỉ chuốc lấy thất bại

+ Dẫn chứng

- Bài học rút ra cho bản thân

C, Kết Bài: Khái quát lại vấn đề

Đề 2

A, Mở Bài: giới thiệu vấn đề

B, Thân Bài:

- Giải thích nội dung bài thơ: có chí ắt làm nên

- Chứng minh chân lí:

+ Không có việc gì làm khó được ta khi ta đã có quyết tâm

+ Chí khí là nguồn sức mạnh dồi dào to lớn đưa ta đi tới thành công

+ Không có chí khí ta mãi chẳng thể nào có được thành công mình muốn

+ Dẫn chứng

- Bài học

C, Kết Bài: Khái quát vấn đề