Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2- Soạn Văn 7 (cực ngắn)
Bản 1/ Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2 (siêu ngắn)
Thầy cô giáo tổng kết, đánh giá bài tập sưu tầm ca dao, tục ngữ ở các địa phương
1. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
2. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
3. Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn
4. Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
5. Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.
6. Đường về xứ bắc xa xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
7. Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.
8. Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
9. Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.
10. The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên
Bản 2/ Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2 (siêu ngắn)
I. Nội dung luyện tập
II. Một số hình thức luyện tập
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
2. Làm bài tập chính tả
a. Điền vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, một dấu thanh, một vần vào chỗ trống:
+ điền ch hoặc tr vào chỗ trống: chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
+ điền dấu hỏi, dấu ngã lên những chữ được in đậm: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
+ chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập
+ điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả
b. Tìm từ theo yêu cầu
- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
+ tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch hoặc tr:
• Cha chú, chả lụa, chạc, chạch
• Chạy, chào, chạm, cháy
• Chán, chát, chăm
• Trời, trục, truyện
• Trúng, trợn mắt, tru tréo
• Trắng, trơn tru, trong trẻo
+ tìm các từ chỉ đặc điểm tính chất có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
• Khỏe, khẩn khoản, đỏ, ngẩn ngơ, ngớ ngẩn
• Hỗn loạn, lịch lãm, khập khễnh, rõ
- Tìm từ cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những tiếng có chứa thanh hỏi thanh ngã có nghĩa như sau:
+ trái nghĩa với chân thật: giả dối
+ đồng nghĩa với từ biệt: giã biệt, giã từ
+ dùng chày cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp ngoài: giã
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ nhầm lẫn:
- Đặt câu với các từ lên, nên
+ Ngày mai, tôi lên tàu về quê
+ Chúng ta nên chăm chỉ học hành
- Đặt câu để phân biệt vội, dội:
+ Xin lỗi, tôi đang vội, gặp bạn sau nhé!
+ Tiếng mưa từ xa đã dội lại
3. Lập sổ tay chính tả
Bài trước: Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Soạn Văn 7 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Hoạt động ngữ văn - Soạn Văn 7 (cực ngắn)