Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Từ đồng âm - trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Từ đồng âm - trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

A. Nội dung chính của bài

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau

VD: Đèn ông sao – bệnh ngôi sao

- Trong giao tiếp, chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, việc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

B. Hướng dẫn soạn bài

I. Thế nào là hiện tượng đồng âm

1. Giải thích nghĩa của từ “lồng”

- Từ “Lồng” trong câu 1: hăng lên chạy càn, nhảy càn

- Từ “Lồng" trong câu 2: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.

2. Các từ "lồng" trên nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm

1. Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ "lồng" trong hai câu trên.

2. Có thể hiểu theo 2 cách:

- Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

- Kho với nghĩa là sự vật, cái kho để chứa cá

Thêm các từ để câu trờ thành đơn nghĩa:

- Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

- Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

3. Chúng ta cần chú ý tới ngữ cảnh, tránh dùng nghĩa nước đôi và tạo hiểu nhầm

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Từ Các từ đồng âm Nghĩa của từ
Thu Mùa thu Từ chỉ sự vật, chỉ một mùa trong năm
Cao Cao ráo Tính từ trái nghĩa với thấp
Ba Số ba Chỉ số từ (từ chỉ số lượng, thứ tự)
Tranh Mái tranh Danh từ chỉ tấm lợp bằng cỏ tranh
Sang Sang tên Hoạt động chuyển đổi sang cho đối tượng khác
Nam Phương nam Chỉ phương hướng
Sức Sung sức Chỉ sức khỏe
Nhè Nhằm nhè Động từ chỉ sự hướng hành động vào người khác
Tuốt Thẳng tuốt Chỉ tính chất thẳng tít tắp
Môi Bờ môi Chỉ một bộ phận trên gương mặt của con người

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Nghĩa của từ “cổ”:

+ Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân

+ Bộ phận của áo, nơi có ve áo

+ Cổ chân, cổ tay

+ Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ

Các nghĩa này có mỗi liên quan đó là đều xuất phát từ nghĩa gốc (bộ phận để nối phần cổ và thân) chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.

- Đồng âm với từ cổ:

+ Cổ: cũ, xưa cũ (cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)

+ Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa (phong, lao, cổ, lai)

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cả lớp kê hai dãy bàn lại với nhau để bàn bạc kế hoach đi chơi

- Những chú sâu ẩn sâu trong kẽ lá

- Bác Năm đã công tác tại trường được năm năm

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Anh chàng gian dối trong câu chuyện đã sử dụng hiện tượng đồng âm để âm mưu không trả lại chiếc vạc cho người hàng xóm (Vạc: có nghĩa là con vạc hoặc chỉ chiếc vạc, từ đồng chỉ cánh đồng hoặc chất liệu kim loại).

- Để phân biệt, có thể hỏi: mượn vạc để làm gì?

Bản 2/ Soạn bài: Từ đồng âm (siêu ngắn)

I. Thế nào là từ đồng âm?

1. Giải thích nghĩa của từ lồng

- Câu 1: lồng có nghã là hằng lên chạy càn nhảy càn

- Câu 2: lồng có nghĩa là đồ dùng đan bằng tre nứa dùng để nhốt vật nuôi

2. Nghĩa của các từ lồng khác xa nhau không liên quan tới nhau

II. Sử dụng từ đồng âm

1. Nhờ ngữ cảnh của câu văn mà ta phân biệt được nghĩa của các câu văn trên

2. Câu văn: Đem cá về kho nếu tách riêng ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau do hiện tượng đồng âm của từ kho

- Kho có nghĩa là hoạt động một cách chế biến thức ăn

- Kho với nghĩa là cái kho để chứa cá

* Để câu văn đơn nghĩa người viết cần thêm vào một số từ như sau

- Đem cá về mà kho

- Đem cá về kho mà để

3. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ngữ cảnh giao tiếp

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ đồng âm

+ thu: mùa thu, thu nhập

+ cao: cao thấp, cao tay, cao dán

+ ba: ba má, ba tiêu, ba lá, ba hoa

+ tranh: tranh giành, nhà tranh, tranh ảnh

+ sang: sang trọng, sang sông

+ nam : nam nhi, phía nam

+ sức: sức lực, phục sức

+ nhè: khóc nhè, nhè nhẹ

+ tuốt: tuốt kiếm, tuốt tuột

+ môi: son môi

Bài 2 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:

- Một bộ phận trên cơ thể: hươu cao cổ, khănn quàng cổ,

- Chỉ các bộ phận của các vật dụng đồ dùng có nét tương đồng với nghĩa gốc: cổ áo, cổ chai, cổ lọ,....

Mối liên quan giữa các nghĩa của danh từ cổ là do hiện tượng chuyển nghĩa của từ

b. Từ đồng âm với danh từ cổ là tính từ cổ có nghĩa khác xa không liên quan tới danh từ cổ

Bài 3 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu

- Chúng tôi ngồi vào bàn bàn bạc kế hoạch ngày mai

- Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm

- Năm nay cháu tròn năm tuổi

Bài 4 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Anh chàng trong câu chuyện trên đã dùng từ đồng âm để không trả lại các vạc cho người hàng xóm (vạc – con vạc, cái vạc; đồng- kim loại đồng, đồng ruộng)

- Nếu là viên quan em sẽ hỏi anh chàng rằng: Anh ta mượn vạc để làm gì?