Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - trang 124 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - trang 124 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 2 phần:

- Phần 1: Hai câu đầu – Cảnh đêm thanh tĩnh

- Phần 2: Hai câu sau – Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh

Nội dung bài

- Văn bản thể hiện tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh

- Từ ngữ giản dị, điêu luyện, giọng thơ nhẹ nhàng, tinh tế, sử dụng phép đối đặc sắc.

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Em không tán thành với ý kiến đó. Vì:

- Hai câu đầu không đơn thuần chỉ tả cảnh, từ cảnh mà ta có thể nhận ra tình

+ Ngắm trăng lúc nửa đêm thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ.

+ Vị trí ngắm trăng thay đổi cho thấy tâm trạng bồn chồn, bâng khuâng của tác giả.

- Hai câu cuối không thuần túy tả tình, người đọc hình dung ra được vầng trăng đẹp thanh tĩnh, sáng dịu hiền nhưng đượm buồn

- Cảnh và tình có mối quan hệ tác động qua lại, người ngắm trăng mà nảy sinh cảm xúc, trăng vì tâm trạng của người mà trở nên buồn.

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. So sánh về từ loại hai câu thơ cuối: Các chữ những vị trí giống nhau có sự tương đồng về mặt từ loại:

Từ loại Động từ Danh từ Động từ Tính từ Danh từ
Câu 3 Cử đầu vọng minh nguyệt
Câu 4 Đê đầu cố hương

b. Tác dụng của phép đối: nhằm biểu hiện cụ thể và sinh động tình yêu, nỗi nhớ quê hương của tác giả, vừa tạo nên cách hòa âm đặc sắc

Câu 3 (trang 124 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Năm động từ đều bị lược đi chủ thể hành động nhưng có thể dễ dàng nhận ra chủ thể trữ tình chính là tác giả.

- Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc:

+ Nhà thơ tỉnh dậy thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng

+ Nhà thơ ngẩng đầu lên để xác nhận.

+ Nhưng khoảnh khắc ngẩng đầu ấy lại gợi lên trong lòng tác giả nỗi nhớ quê

+ Hành động cúi đầu như để giấu đi niềm xúc động ấy.

Luyện Tập

- Hai câu thơ dịch ấy khái quát được nội dung bài thơ nhưng không diễn tả được hành động, cử chỉ, được hết tâm trạng của nhà thơ, cũng như không cảm nhận được hết tâm trạng băn khoăn, trằn trọc của tác giả

- Dịch thành 4 câu thơ:

Trăng sáng rọi đầu giường

Mặt đất như sương phủ

Nhìn vầng trăng vằng vặc

Da diết nhớ quê hương.

Bản 2/ Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (siêu ngắn)

Bố cục của bài thơ được chia làm 2 phần:

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh

- Phần 2 (hai câu tiếp): Cảm nghĩ của tác giả

Câu 1 (trang 124 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Ý kiến cho rằng hai câu đầu chỉ thuần túy tả cảnh hai câu sau tả tình là chưa xác đáng, bởi lẽ:

+ Đọc kĩ hai câu đầu ta sẽ thấy không thuần túy chỉ có cảnh

• Chữ sàng (giường) gợi ra cảnh nhà thơ đang trằn trọc không ngủ được hoặc ngủ nhưng tỉnh dậy không sao ngủ lại được. Vậy nên hiểu theo cách này ta sẽ thấy chữ ngh được dùng rất xác đáng

• Chữ sương gợi màu trắng đem tới cảm giác lạnh chưa chan ý trữ tình trong cảnh vật

+ Hai câu sau:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

• Tâm trạng xúc động tình thơ của tác giả đã được nêu rõ

-> Bài thơ không đơn thuần là tức cảnh sinh tình như nhiều người vẫn nghĩ. Cái tình ở bài thơ vừa là nhân vừa là quả: vì không ngủ mà nhớ quê hương nhìn trăng sáng lại càng nhớ da diết hơn

Câu 2 (trang 124 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Trong hai câu thơ cuối ta thấy có phép đối

- Cử đầu đối với đê đầu

- Vọng minh nguyệt đối tư cố hương

Số lượng các chữ, từ loại, cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối đều giống nhau

b. Tác dụng của phép đối

- Biểu hiện cụ thể sinh động tình cảm quê hương

- cúi đầu nhìn thấy trăng cứ nhỡ là sương trên mặt đất rồi ngẩng đầu nhìn thấy vầng trăng. Trong cảm xúc cô độc lạnh lẽo. Tác giả lại cúi đầu suy ngẫm về quê hương

Các cử động ấy đã thể hiện sinh động rõ nét cuộc tư duy cảm xúc về quê hương

Câu 3 (trang 124 Ngữ Văn 7 Tập 1): Chỉ ra tính chặt chẽ của bài thơ

- Hai dòng đầu diễn đạt một ý:

+ Ngỡ ánh trăng soi đầu giường là sương trên mặt đất

+ Từ nghi có tác dụng liên kết ý của hai câu

- Các động từ khác như: cử vọng, đê, tư đều có vai trò gắn chặt ý trong bài thơ

- Chủ ngữ ở đây bị lược bỏ chỉ có một chủ ngữ chung là chủ thể trữ tình. Tạo tính thống nhất mạch lạc trong cảm xúc của bài thơ

Luyện tập

- Nhận xét hai câu thơ dịch bài Tĩnh dạ tứ

Đêm thu trăng sáng như gương

Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

+ Hai câu dịch khái quát được nội dung bài thơ nhưng không nêu hết được tâm trạng của tác giả

- Thử dịch thành thơ

Đầu giường ánh trăng sáng

Nghĩ mặt đất phủ sương

Ngắm nhìn vầng trăng sáng

Da diết nhớ cố hương